12 Tháng Mười, 2024

Tin Mới 123

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Ẩm Thực | Y Học

Đột quỵ và cách phòng tránh nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ và cách phòng tránh nguy cơ đột quỵ

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, huyết áp, cholesterol cao, hạn chế ăn mặn, ăn nhiều rau củ quả có thể giúp phòng ngừa sớm nguy cơ đột quỵ. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trong những năm gần đây, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi ngày càng gia tăng. Lối sống ít vận động, béo phì, nghiện rượu, sử dụng ma túy, thuốc lá, căng thẳng lâu ngày… là những nguyên nhân khiến đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Nào cùng với zeklrdek.com tìm hiểu thông tin về nguy cơ đột quỵ qua bài viết bên dưới này nhé!

Đôi nét về đột quỵ

Đôi nét về đột quỵ

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm…

Phân loại đột quỵ

Có 2 loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm khoảng 85% tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não.
  • Đột quỵ do xuất huyết: Đột quỵ do xuất huyết là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng đột quỵ nhỏ, dòng máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời. Người bệnh có những triệu chứng của đột quỵ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài khoảng vài phút. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà người bệnh cần lưu ý.

Không ít những ca đột quỵ ở người trẻ thường phát hiện muộn, khiến người bệnh mất đi “cơ hội vàng” để phục hồi và để lại hệ lụy cho sức khỏe. Sự nguy hiểm của bệnh là thường đến bất ngờ, do đó, cần có biện pháp dự phòng cần thiết. Dưới đây là gợi ý về những cách phòng ngừa đột quỵ.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ

Khám sức khỏe định kỳ là một trong những việc làm cần thiết. Mọi người nên thường xuyên tầm soát các yếu tố nguy cơ; kiểm soát chỉ số đường huyết, huyết áp, cholesterol…

Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ như mỡ máu; đái tháo đường, rối loạn lipid máu, các bệnh lý về tim mạch. Vì các triệu chứng này thường rất mơ hồ; bệnh nhân vẫn cảm thấy khỏe, trong khi bệnh có thể diễn tiến âm thầm.

Các biện pháp kiểm soát yếu tố nguy cơ cần được thực hiện định kỳ, nhất là với đối tượng từng bị đột quỵ bởi đây là bệnh có tỷ lệ tái phát cao.

Thực hiện lối sống lành mạnh

Thực hiện lối sống lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng nên chú trọng thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo. Thực hiện chế độ ăn muối và kali hợp lý bởi ăn mặn góp phần làm tăng huyết áp. Bạn có thể bổ sung kali bằng cách ăn thêm hoa quả và rau tươi.

Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh như kiểm soát cân nặng, giảm béo phì. Tập thể dục mức độ trung bình chẳng hạn như đều đặn đi bộ 30 phút mỗi ngày. Đạp xe hoặc bơi lội ít nhất 30 phút một lần mỗi ngày; năm ngày một tuần cũng rất có lợi. Người trưởng thành nên duy trì giấc ngủ khoảng bảy giờ mỗi ngày, nên ngủ sớm và dậy sớm.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Đối tượng có bệnh lý nền, nguy cơ cao dẫn tới đột quỵ cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, không tự ý dùng aspirin hay uống sai liều lượng. Người từng bị đột quỵ và có thể phục hồi được bác sĩ kê đơn thuốc sử dụng để dự phòng. Dùng thuốc theo chỉ định góp phần ngăn chặn khả năng tái phát cao của căn bệnh này.

Y học hiện đại ngày càng có nhiều nghiên cứu về thực phẩm chức năng hỗ trợ duy trì sức khỏe tim mạch, ổn định huyết áp, giảm mỡ máu – những nhóm bệnh lý dễ nhận thấy nhất của bệnh nhân đột quỵ. Bạn có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp.