4 Tháng Mười Hai, 2024

Tin Mới 123

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Ẩm Thực | Y Học

Trung Quốc bị dự báo xấu về tăng trưởng kinh tế

Ngành dịch vụ Trung Quốc

Theo tin tức công bố ngày 30/6 về kinh tế Trung Quốc thì nền kinh tế nước này đang có những dấu hiệu không tốt. Sức khỏe của nền kinh tế quốc gia này đang có vấn đề. Dự báo của Morgan Stanley và Barclays thì tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai thế giới không mấy khả quan. Cả lĩnh vực sản xuất cũng như dịch vụ đề không mấy khả quan. Do hai nguyên nhân chính là sự bùng phát của các ổ dịch tại một số địa phương. Nguyên nhân tiếp theo là hiệu quả từ chương trình tiêm vắc xin miễn dịch cộng đồng ở phương Tây. Chúng đã dần tỏ sự hiệu quả và phục hồi kinh tế các quốc gia này.

Chỉ số PMI của Trung Quốc tháng 6 đạt mức 50,9 điểm

Theo dữ liệu chính thức được công bố hôm 30/6. Kinh tế Trung Quốc đang xuất hiện nhiều dấu hiệu đáng ngại. Đà tăng trưởng của khu vực công nghiệp đã chậm lại trong tháng 6. Do nhu cầu đối với hàng hoá xuất khẩu từ Trung Quốc yếu đi. Trong khi các nút thắt cổ chai trên chuỗi cung ứng khiến hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng không nhỏ. Chỉ số PMI sản xuất giảm nhẹ từ mức 51 điểm trong tháng 5 xuống còn 50,9 điểm trong tháng 6.

Đây là tháng thứ 16 liên tiếp chỉ số PMI sản xuất ở trên mức 50 điểm – ngưỡng ngăn cách giữa suy thoái và mở rộng. Tuy nhiên đó là mức thấp nhất trong 4 tháng trở lại đây.

Kinh tế Trung Quốc

Hiểu về chỉ số PMI

PMI là viết tắt của từ Purchasing Managers Index, tức chỉ số quản lý thu mua. Chỉ số này được chia làm 2 loại là PMI sản xuất và PMI phi sản xuất (dịch vụ). Có thể nói đây là chỉ số rất quan trọng, đo lường sức khỏe của nền kinh tế.

Chỉ số PMI có tác dụng phản ánh “sức khỏe” của nền kinh tế. Nó cho thấy một cách tổng quát nhất tình hình kinh tế của đất nước. Đặc biệt khi xâu chuỗi các kỳ công bố sẽ cho ra một bức tranh rõ nét hơn về xu hướng biến động kinh tế của mỗi quốc gia.

  • Nếu số liệu báo cáo cho thấy giá trị PMI < 50% chứng tỏ nền kinh tế đang bị thu hẹp. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị tiền tệ của quốc gia
  • Nếu nó có giá trị bằng 50% thì có nghĩa là không có sự thay đổi lớn trong kinh tế
  • Nếu chỉ số PMI > 50% thì có nghĩa nền kinh tế đang được mở rộng phát triển. Điều này có ảnh hưởng tích cực tới giá trị tiền tệ quốc gia đó

Sự suy giảm về năng lực sản xuất ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng

Sự suy giảm rõ rệt hơn khi nhìn vào các chỉ số phụ. Tình trạng thiếu chip đã ảnh hưởng lớn đến các nhà sản xuất ô tô. Khiến ngành này suy giảm tháng thứ 2 liên tiếp. Các ngành dầu mỏ, than đá và luyện kim cũng đều suy yếu.

Những ca nhiễm mới ở Quảng Đông, trung tâm kinh tế và xuất khẩu hàng đầu. Khiến những điểm tắc nghẽn trên chuỗi cung ứng trở nên trầm trọng hơn. Công suất của cảng Yantian ở Thâm Quyến, một trong những cảng bận rộn nhất thế giới. Đã giảm 30% trong giai đoạn cuối tháng 5 và mới chỉ bắt đầu hồi phục trong những ngày gần đây.

Yantian Thâm Quyến

Xuất khẩu bị ảnh hưởng do phương Tây dần hồi phục sau đại dịch

Là nền kinh tế lớn đầu tiên hồi phục sau khi đại dịch càn quét thế giới. Trung Quốc đã hưởng lợi từ nhu cầu gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu. Hoạt động xuất khẩu của nước này liên tục tăng trưởng vượt dự báo. Tuy nhiên giờ đây các chuyên gia phân tích nhận định xu hướng này đang bị đảo ngược. Việc các nước phương Tây dần quay trở lại cuộc sống bình thường. Khiến người tiêu dùng chuyển từ mua sắm những món có giá trị lớn (như ô tô, đồ điện gia dụng lớn) sang các thiết bị cá nhân nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Trung Quốc.

Theo giới phân tích, xu hướng này sẽ khiến tỷ trọng đóng góp của xuất khẩu ròng vào tổng tăng trưởng GDP giảm xuống. World Bank dự đoán thặng dư cán cân vãng lai của nước này sẽ giảm từ mức 1,9% trong năm ngoái. Xuống còn khoảng 1,4% trong năm nay.

Với cỗ máy xuất khẩu không còn hùng mạnh như giai đoạn trước. Kinh tế Trung Quốc sẽ phải phụ thuộc vào tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng nội địa. Các nhà lãnh đạo nước này cũng đang mong muốn nền kinh tế dịch chuyển sang tiêu dùng nhiều hơn là sản xuất.

Dự báo GDP Trung Quốc giảm tăng trưởng dưới 9%

Tuy nhiên các số liệu mới nhất đều cho thấy. Khu vực dịch vụ cũng tăng trưởng yếu ớt. Do các ổ dịch mới một lần nữa khiến người tiêu dùng phải chi tiêu e dè. Các chỉ số phụ của ngành vận tải hàng không, dịch vụ ăn uống và dịch vụ lưu trú. Đều ở dưới ngưỡng 50 điểm, rơi vào vùng suy giảm.

Những ca nhiễm mới của Quảng Đông đã làm nhụt chí người tiêu dùng. Với việc tiêm vaccine được triển khai khá chậm chạp. Và nhiều khu vực vẫn áp đặt các lệnh giới hạn vì Covid-19. Người tiêu dùng luôn thận trọng mỗi khi xuất hiện làn sóng lây nhiễm mới.

Mới đây một loạt tổ chức đã hạ dự báo tăng trưởng đối với Trung Quốc. Morgan Stanley và Barclays đều dự báo GDP Trung Quốc tăng trưởng dưới 9% trong năm nay. Viện dẫn các nguyên nhân chính là giá nguyên vật liệu thô tăng cao và tiêu dùng thì yếu hơn kỳ vọng.