21 Tháng Mười Một, 2024

Tin Mới 123

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Ẩm Thực | Y Học

Tình trạng căng thẳng lương thực ở Triều Tiên

Triều Tiên

Đóng cửa để đổi phó đại dịch và hạn chế dịch xâm nhập từ nước ngoài. Đó là phương pháp mà nhiều quốc gia đang áp dụng. Nhưng đóng cửa hoàn toàn triệt để chỉ có một là Triều Tiên. Quốc gia thần bí nhất thế giới này đang hứng chịu hậu quả do chính sách này. Họ đang thiếu hụt lương thực một cách trầm trọng. Chính nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã thừa nhận điều này. Thậm chí các tổ chức quốc tế đã lên tiếng cảnh báo về một nạn đói có thể diễn ra trên lãnh thổ quốc gia này.

Căng thẳng nguồn cung lương thực ở Triều Tiên

Đóng cửa gần như hoàn toàn để chống dịch. Nền kinh tế Triều Tiên đang đối mặt với thách thức. Trong khi nguồn cung lương thực, thực phẩm đang “vô cùng căng thẳng”. Trong một cuộc họp vừa diễn ra vài ngày trước, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cho biết. Nguồn cung lương thực của đất nước đang rất căng thẳng. Ngành nông nghiệp Triều Tiên vẫn đang nỗ lực phục hồi sau những thiệt hại của thiên tai vào năm ngoái. Trong khi việc tìm nguồn cung thực phẩm từ nước ngoài có thể sẽ khó khăn. Vì hầu hết biên giới Triều Tiên đều đã đóng cửa để ngăn chặn dịch bệnh.

Theo CNN, ở Thủ đô Bình Nhưỡng, giá một số mặt hàng thiết yếu được cho là tăng chóng mặt. Dù giá gạo và nhiên liệu vẫn tương đối ổn định. Nhưng giá các mặt hàng nhập khẩu như đường, đậu nành và bột mì đã tăng giá mạnh mẽ. Chi phí liên quan đến một số mặt hàng chủ lực được sản xuất trong nước của Triều Tiên cũng đã tăng vọt.

Giá khoai tây được cho đã tăng gấp 3 ở chợ nổi tiếng Tongil. Nơi cả người Triều Tiên và người nước ngoài đều có thể mua bán. Thậm chí, giá các mặt hàng không thiết yếu còn tăng mạnh hơn thế. Chẳng hạn, giá một gói trà đen nhỏ có thể lên tới 70 USD. Trong khi giá một gói cà phê là 100 USD.

Kim Jong Un

Tính nghiêm trọng của việc Triều Tiên thiếu hụt lương thực

Ông Kim Jong Un không nói cụ thể về tình trạng thiếu hụt lương thực của Triều Tiên. Nhưng Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc gần đây ước tính Triều Tiên thiếu khoảng 860.000 tấn lương thực. Nó tương đương với lượng lương thực mà cả đất nước này tiêu thụ trong khoảng hơn 2 tháng.

Tình hình nghiêm trọng đến mức vào tháng 4, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã kêu gọi thực hiện một chiến dịch “Hành quân gian khổ” khác. Đây là thuật ngữ từng phổ dụng trong nạn đói ở Triều Tiên vào những năm 1990 khiến hàng trăm nghìn người chết.

“Tình hình lương thực của người dân đang căng thẳng hơn. Do ngành nông nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất lúa gạo vì thiệt hại từ trận bão năm ngoái”, ông Kim nói.

Theo KCNA, Đảng Lao động Triều Tiên cam kết hướng mọi nỗ lực vào việc canh tác trong năm 2021. Và thảo luận cách đối phó với đại dịch COVID-19. Ông Kim nhấn mạnh việc giảm thiểu tác động của thiên tai là bài học của năm ngoái. Và là chìa khóa để đạt được các mục tiêu đề ra trong năm nay.

Tháng 1 năm nay, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un cho biết. Kế hoạch kinh tế 5 năm trước đó mà ông đề ra đã thất bại trong hầu hết các lĩnh vực. Và tình trạng thiếu lương thực trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh cấm vận, đại dịch và lũ lụt. Ông cũng nói đại dịch kéo dài. Đòi hỏi Đảng Lao động phải đẩy mạnh nỗ lực cung cấp thực phẩm, quần áo và nhà ở cho người dân.

Triều Tiên thiếu lương thực

Mối quan hệ Mỹ – Triều căng thẳng dưới thời Tổng thống Mỹ Biden

Các lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh khiến Triều Tiên gần như bị cô lập so với thế giới. Dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, các cuộc đàm phán lịch sử giữa 2 nhà lãnh đạo Mỹ – Triều đã không mang lại hiệu quả. Dưới thời Tổng thống Joe Biden, chưa có dấu hiệu nào cho thấy mối quan hệ này sẽ được cải thiện.

Theo truyền thông Triều Tiên, ông Kim Jong Un đã được báo cáo về chính sách với Triều Tiên của ông Joe Biden. Bình Nhưỡng đã chuẩn bị cho tất cả các tình huống, từ đối thoại đến đối đầu. Sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 không đạt kết quả. Triều Tiên khẳng định với người dân nước này rằng. Họ sẽ không quan tâm đến đàm phán. Trừ khi Washington thay đổi cái gọi là “chính sách thù địch” với Bình Nhưỡng.

Trong khi đó, Chính quyền Biden nói rằng. Chương trình hạt nhân của Triều Tiên và các cáo buộc khác là một phần quan trọng trong chương trình nghị sự đối ngoại của Mỹ. Nhà Trắng cho biết họ sẽ “theo đuổi cách tiếp cận thực tế và được hiệu chỉnh cho phù hợp với tình hình”. Khác với các chiến lược mà Chính quyền tiền nhiệm của ông Trump và ông Obama thực thi.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng. Cả ông Kim Jong Un và ông Biden đều đang có nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết hơn so với cải thiện mối quan hệ Mỹ – Triều.