Cứ mỗi mùa Euro, World Cup, rất nhiều vụ án liên quan đến cá độ bóng đá hàng nghìn tỷ đồng lại xuất hiện và bị triệt phá. Điều này cho thấy, rất nhiều người dành sự quan tâm cho trò chơi phi pháp này. Và dòng tiền chảy rất mạnh vào túi các nhà cái . Còn người chơi, đa số là kẻ thua cuộc bởi các nhà cái luôn có thủ thuật của riêng mình . Tệ nạn này xuất hiện khắp mọi nơi, từ miền quê cho đến thành phố. Người thắng cũng có kẻ thua, nhiều gia đình lâm vào hoàn cảnh khốn đốn. Nhất là trong thời điểm dịch bênh, cuộc sống ngày càng khó khăn.
Ham mê cá độ mặc cho cuộc sống đang khó khăn
Nhiều người ở quê đi trốn nợ cá độ bóng đá cũng không được mà đi làm kiếm tiền trả nợ cũng không xong. Euro đã khép lại cách đây mấy ngày với chiến thắng của đội tuyển Italy. Nhưng dư âm của nó vẫn râm ran ở xóm. Nhiều gia đình đi từ ngơ ngác, bàng hoàng, rồi cãi nhau um xùm khi chồng, con gây nợ vì cá độ bóng đá.
Đang lúc dịch bùng phát ở TP HCM, nhiều người rơi vào cảnh thất nghiệp, thu nhập bấp bênh. Nhưng từ đầu mùa Euro, những người lao động, nông dân và thanh niên ở xóm dường như chưa cảm nhận được tình cảnh u ám do dịch bệnh sắp sửa kéo tới.
Họ hoan hỷ, tưng bừng mang bia, mồi về nhậu thâu đêm xem đá bóng. Nếu nói họ có tinh thần yêu mến thể thao hay là những fan cuồng hâm mộ các đội bóng thì đã lầm. Bia rượu chỉ là chất xúc tác, những trận cầu chỉ là cái cớ để họ chơi cá độ bóng đá.
Lẽ ra, thời điểm đó cần cập nhật thông tin dịch bệnh. Dự báo tình hình kinh tế, lo tích cốc phòng cơ. Người vô tâm lắm thì rung đùi ngồi xem bóng là được rồi. Nhưng thật khó hiểu, cứ xem bóng là họ gài độ mới chịu. Công nghệ ngày nay như điện thoại, internet vốn là những thứ để kết nối thông tin với cả nước. Với thế giới bên ngoài thì được lấy ra để bắt độ, vừa nhanh, vừa tiện.
Hậu quả của việc tham gia cá độ
Nợ nần chồng chất
Hầu như mùa bóng nào như World Cup, Euro, các giải bóng đá lớn. Cũng có vài gia đình xào xáo thì người thân thua độ, gây nợ. Hoặc một số thanh niên bỗng dưng lặn mất tăm hơi vì đi trốn nợ, hoặc lên Bình Dương, Đồng Nai kiếm tiền trả nợ. Vài tháng, nửa năm mới thấy về.
Mùa bóng này cũng vậy, sáng nghe nhà bên này vợ chồng cãi nhau, chiều nghe anh chồng nợ năm bảy mươi triệu. Thanh niên có chiếc xe cha mẹ mới mua cho mùa làm vườn trước. Nay lại cầm cố để trả một phần nợ, còn thiếu nhiêu về xòe tay xin người trả trả giúp hoặc đi trốn. Cá bộ đóng đá không mới, nhưng qua mấy thế hệ mà vẫn có người đâm sầm vào. Để rồi làm khổ người nhà, khổ bản thân thì thật lạ.
Nhưng nghĩ kỹ lại, những điểm chung của tình trạng này là: thanh niên, trẻ nhiễm từ người lớn, cha chú xung quanh. Thứ nữa là nếu có gây nợ thì đã có gia đình lo. Người nhà khóc lóc, chửi bới nhưng vẫn cắn răng lấy tiền hoặc đi vay để trả thay vì sợ “giang hồ chặt tay”, bắt cóc chồng, con – người gây nợ.
Dễ dân đến tệ nạn khác
Về mặt tâm lý, chơi cá độ dễ dẫn tới các tệ nạn xã hội khác. Bởi khi người chơi thua cược, tâm lý đỏ đen sẽ khiến họ không biêt điểm dừng.Tìm mọi cách để có thêm tiền nhằm gỡ gạc. Một khi chịu sức ép nợ nần thì đa số sẽ tìm tới con đường phạm tội. Như cướp của, trộm cắp, lừa đảo. Tình trạng này càng dễ xảy ra khi các đối tượng tổ chức cá độ hiện nay. Thường có xu hướng cho người chơi vay tiền theo dạng tín chấp.
Nhiều nhà làm ăn vài năm, tích lũy được kha khá thì mỗi mùa bóng như một cơn lốc cuốn đi hết thành quả. Bây giờ giữa mùa dịch, những thanh niên quê đi trốn nợ cũng không được. Mà đi Bình Dương, Đồng Nai làm việc kiếm tiền trả nợ cũng không xong. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật tới bạn đọc khi có thông tin mới nhất.
Nguồn: vnexpress.net
Tin tức liên quan
Đồng Tháp phát hiện 18 đối tượng đánh bài trong thời gian giãn cách
Tụ tập xóc đĩa trong thời gian giãn cách, 13 đối tượng bị bắt ở Đắk Nông
Đại úy công an bị cho ra khỏi ngành vì tụ tập đánh bạc trong khách sạn