Từ lóng FOMO (Fear Of Missing Out) hay còn gọi là ” Hội chứng sợ bỏ lỡ”; gần đây được rất nhiều người trong giới đầu tư chứng khoán, đầu tư tài chính nhắc đến. Đó là biểu hiện của một người sau thời gian quan sát những người bên cạnh đầu tư và nhận thấy họ kiếm lời rất nhanh chóng dễ dàng. Thì tâm lý FOMO sẽ hối thúc người đó gia nhập thị trường. Vậy hội chứng sợ bỏ lỡ – FOMO là như thế nào? Nó ảnh hưởng ra sao đối với giới đầu tư? Hãy cũng chúng tôi phân tích ngay vấn đề nóng này trong bài viết dưới đây.
Định nghĩa hội chứng sợ bỏ lỡ – FOMO
Hội chứng sợ bỏ lỡ trong tiếng Anh là Fear of missing out, viết tắt là FOMO.
Trong kỉ nguyên số, FOMO hoặc Fear of Missing Out đề cập đến cảm giác mất mát và sợ bỏ lỡ các cập nhật quan trọng, cho dù đó là bài đăng trên Facebook, Tweets, Snapchat, Instagram… thậm chí là tin tức mua sắm hàng hóa và dịch vụ.
FOMO thường dẫn đến cảm giác không thoải mái, không hài lòng, trầm cảm và căng thẳng. Sự gia tăng của phương tiện truyền thông xã hội đã làm tăng sự phổ biến của FOMO trong những năm gần đây.
Những người mắc phải hội chứng FOMO thường có cảm giác sợ hãi về việc bản thân sẽ bỏ lỡ một điều gì đó. Cảm giác này ám ảnh người mắc phải rằng những người xung quanh sẽ đạt được thứ gì đó mà mình không được, sẽ biết được những điều hay ho mà mình chưa từng nghe qua.
Từ đó, FOMO có thể thôi thúc người mắc phải hội chứng này phải hành động tại thời điểm thiếu lí trí, dẫn đến quyết định sai lầm, gây ít nhiều hậu quả.
Bối cảnh hiện nay dễ bị tác động bởi FOMO?
Là bởi vì khi khủng hoảng đại dịch Covid-19 xảy ra, thị trường chứng khoán lao dốc chạm đáy vào tuần cuối tháng 3-2020. Nhưng rồi sau đó thị trường bỏ mặc nền kinh tế, cứ thẳng tiến, hết lập đỉnh này đến đỉnh khác. Mà không chỉ chứng khoán, các lớp tài sản khác như tiền mã hóa, một số phân khúc bất động sản cũng tăng mạnh.
Sự tham lam và sợ hãi
Nhiều người thấy người khác xung quanh kiếm tiền nhanh quá, dễ quá thì tự nhiên xuất hiện tâm lý bồn chồn, sợ mình bị bỏ lỡ cơ hội. Phần lớn những người này sẽ nhúng thử một chân, có người may mắn nhưng cũng có người bị sập ổ voi. Nhưng đa số các trường hợp là dữ nhiều lành ít vì thiếu kinh nghiệm: sự tham lam – sợ hãi và không biết quản trị rủi ro.
Tâm lý bồn chồn sợ mất cơ hội
Nhiều người FOMO – thấy người khác xung quanh kiếm tiền nhanh quá, dễ quá thì tự nhiên xuất hiện tâm lý bồn chồn, sợ mình bị bỏ lỡ cơ hội.
Sau một thời gian quan sát những người xung quanh đầu tư và kiếm lời nhanh chóng dễ dàng, tâm lý FOMO sẽ hối thúc một ai đó gia nhập thị trường. Đó có thể là là một mã chứng khoán, một dự án đất nền hay một loại lan đột biến.
Với những người “may mắn”, việc chỉ một thời gian rất ngắn sau khi tham gia đã thấy được lợi nhuận sẽ khiến cho họ trở nên quá tự tin vào bản thân. Sự quá tự tin này khiến cho họ bị say với chiến thắng, chuyển sang một mức độ rủi ro hơn gấp nhiều lần là thay vì thử đầu tư, họ chính thức bỏ nhiều vốn vào đầu tư, thậm chí vay nợ thêm để đầu tư. Dễ nhìn thấy nhất điều này ở số lượng tài khoản đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân có dùng ký quỹ, nghĩa là vay của công ty chứng khoán để đầu tư nhằm tăng tỷ suất lợi nhuận.
FOMO không hoàn toàn xấu nhưng tâm lý nhà đầu tư phải vững
Những nhà đầu tư mới tham gia vì FOMO dễ bị sốc
Nhưng quy luật của thị trường là “nóng quá thì mưa”; nghĩa là khi giá tăng nhanh đến một mức nào đó thì sẽ có những nhà đầu tư chốt lời; đặc biệt là các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Và khi tín hiệu chính chốt lời từ các tay to được phát ra thì thị trường sẽ xảy ra hiện tượng điều chỉnh; từ nhẹ 5-10% đến nặng là 10-20% sau vài ngày; hay một vài tuần. Với những nhà đầu tư mới, tham gia vì FOMO thì sẽ là những cú sốc lớn; nếu all-in vào những cổ phiếu bị giảm giá mạnh; hay trong trường hợp dùng đòn bẩy. Chẳng hạn trong trường hợp dùng đòn bẩy x2; cổ phiếu giảm giá 10%; thì mức lỗ là hơn 20% vì phải trả thêm lãi vay.
Nếu như trước đó, thắng được 5-10% trên số vốn nhỏ; thì bây giờ khi bỏ số vốn lớn vào, giá giảm mạnh. Nhà đầu tư mới khó mà chịu được cú sốc này. Ví dụ như đầu tư thử 10 triệu đồng, sau một tuần lời được 10%; rồi quyết định bỏ hẳn gấp 10 lần vào đầu tư. Lúc này, nếu giảm 5% thì mức lỗ là 5 triệu đồng; gấp 5 lần mức lời trước đó. Và như vậy, khoản lời trước đó bị xóa sạch, và bị lỗ thêm.
Cần đa dạng hóa để bảo vệ rủi ro
FOMO không hoàn toàn xấu, vì có khi đó là một cơ hội tốt, nhưng quan trọng là biết đa dạng hóa để bảo vệ rủi ro: nếu rủi ro cao thì tỷ trọng thấp, không tham đến mức dùng đòn bẩy, và tâm lý vững khi có những đợt điều chỉnh.
Những nhà đầu tư mới thường tâm lý chưa vững; khi thấy giá giảm mạnh sẽ bị hoảng loạn nên dễ dàng bán tháo theo giá thị trường. Khi hoảng loạn, không còn nhớ lại được cổ phiếu nào có yếu tố cơ bản tốt; lý do khi trước mình mua cổ phiếu này là gì mà chỉ muốn bán nhanh nhất có thể.
Tham lam và sợ hãi
Với nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm; sự tham lam và sợ hãi được tiết chế dựa trên những tính toán; và thông tin được phân tích. Chẳng hạn quan sát thấy mức độ tăng đến một độ nóng nhất định; theo các chỉ số riêng của họ; thì họ sẽ chốt bớt lợi nhuận; giữ lại một tỷ lệ để khi giá có quay đầu thì lợi nhuận mục tiêu ban đầu vẫn đạt được.
Tâm lý mua vội bán mau, tham lam và sợ hãi mạnh mẽ thường chỉ có ở những nhà đầu tư ngắn hạn. Còn đối với những nhà đầu tư dài hạn thì việc lựa chọn sẽ kỹ hơn; và một khi đã chọn thì họ có mục tiêu dài. Cho nên những biến động lên xuống trong ngắn hạn không tác động nhiều đến họ. Có những người đầu tư dài hạn theo phương thức tích lũy trung bình giá; những lần mua thêm rơi vào thời điểm điều chỉnh; lại là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư này.
Kết cục của nhà đầu tư tham gia thị trường vì FOMO
Dễ rơi vào bẫy
Những nhà đầu tư tham gia thị trường vì FOMO rất dễ bị rơi vào bẫy tích tụ rủi ro, nghĩa là không đa dạng hóa danh mục của mình. Phần lớn tham gia vì thấy một cái gì đó tăng rất nhanh, như một số cổ phiếu nhỏ, hay một số đồng tiền mã hóa, hay token. Do đó, danh mục đầu tư chỉ có một hay vài tài sản, và những tài sản này có mức tăng khủng khiếp trong thời gian vừa qua nhưng mà vốn hóa lại rất khiêm tốn.
Dễ trắng tay
Đó là những cổ phiếu hay tiền mã hóa “meme”; mà mức độ tăng giảm giá trong một ngày có thể lên đến vài chục hay vài trăm phần trăm. Mới đây nhất, giới đầu tư tiền mã hóa và quan tâm đến blockchain đã sửng sốt với trường hợp IRON Titanium Token (mã là TITAN); tăng nóng một thời gian trước đó; đùng một cái giá từ 52 đô la Mỹ xuống còn sát zero; mức giảm sát với 100%. Nếu một nhà đầu tư nào đó trước đó một ngày bỏ tiền vào token này thì sau một ngày trở thành trắng tay.
Rủi ro cao
Trong khi đó đối với các nhà đầu tư có kinh nghiệm, đa dạng hóa danh mục là việc rất được chú ý. Đối với những tài sản có mức độ rủi ro cao thông qua biên độ dao động giá lớn, thì tỷ trọng của danh mục dành cho tài sản này là rất thấp, thường chỉ tối đa 5% tổng giá trị danh mục.
Nhiều khả năng bị thao túng
Việc đầu tư do tâm lý FOMO còn khiến cho nhà đầu tư lơ là trong việc kiểm tra; đánh giá các thông tin hay dữ liệu; trong nhiều trường hợp là mua vì tin đồn hay các thông tin lan truyền. Hơn thế nữa, các loại tài sản có tốc độ tăng nhanh thường là những tài sản mới; có vốn hóa nhỏ, có nhiều khả năng bị thao túng.
Đánh giá chung
Đầu tư là một việc rất cần thiết để gia tăng giá trị tài sản nhưng để đầu tư hiệu quả thì cần phải có sự chuẩn bị chu đáo. Việc đầu tư đòi hỏi một số kiến thức nhất định, kế hoạch dài hạn, và tâm lý vững vàng. Sự cám dỗ của một số loại tài sản tăng giá mạnh trong một thời gian ngắn là khó cưỡng với một số người.
FOMO không hoàn toàn xấu; vì có khi đó là một cơ hội tốt; nhưng quan trọng là biết đa dạng hóa để bảo vệ rủi ro. Nếu rủi ro cao thì tỷ trọng thấp; không tham đến mức dùng đòn bẩy; và tâm lý vững khi có những đợt điều chỉnh.
Tin tức liên quan
Hệ thống giao dịch HoSE do FPT xây dựng tháng 7 sẽ hoạt động?
Tổng hợp thông tin dự báo chứng khoán nổi bật trong tuần
Tâm điểm chứng khoán Mỹ và Châu Á trong tuần qua