5 Tháng Bảy, 2024

Tin Mới 123

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Ẩm Thực | Y Học

Những khoản nợ của nền kinh tế Trung Quốc

Nhân dân tệ

Trung Quốc đang là nền kinh tế trỗi dậy với tốc độ mạnh mẽ trên thế giới. Những năm gần đây nền kinh tế này đã soán ngôi Nhật Bản. Để vươn lên vị trí thứ 2 của kinh tế thế giới. Những bước chân của nền kinh tế Trung Quốc lại mang nền rủi ro tiềm ẩn. Những rủi ro này có thể ảnh hưởng đáng kể đối với nền kinh tế các quốc gia trên thế giới. Những khoản nợ khổng lồ mà Trung Quốc đang sở hữu gây nhiều tranh cãi. Khi mà chính phủ Trung Quốc đang không ngừng bơm các khoản cho vay trợ cấp vào thị trường.

Nợ của Trung Quốc gây lo ngại cho nền kinh tế

Nợ của Trung Quốc đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua. Và là một trong những thách thức kinh tế lớn nhất mà Bắc Kinh phải đối mặt. Trung Quốc xác định đống nợ đang phình to là mối đe dọa tiềm tàng đối với sự ổn định kinh tế. Chính vì thế, trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã cố gắng giảm sự phục thuộc vào tăng trưởng thông qua nợ. Tuy nhiên, những nỗ lực đó bị đình trệ trong phần lớn năm 2020 do đại dịch Covid-19 bùng phát.

Đại dịch đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Và khiến các nhà chức trách phải tạo điều kiện để các công ty vay vốn dễ hơn. Do đó, nợ của Trung Quốc (tính theo quy mô nền kinh tế) cũng tăng lên mức kỷ lục vào năm 2020.

Dưới đây là cái nhìn tổng quan về sự gia tăng nợ của Trung Quốc những năm qua. Cũng như ảnh hưởng của nó đối với tăng trưởng kinh tế.

Bắc Kinh

Mức nợ của Trung Quốc cao kỷ lục

Trung Quốc gia tăng nợ nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 và 2008. Khi các nhà chức trách đưa ra một gói kích thích khổng lồ với nguồn từ các khoản vay ngân hàng.

Dữ liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy. Mức nợ của Trung Quốc ổn định trong vài năm trước khi tăng tốc đáng kể. Và đạt mốc cao nhất mọi thời đại là 290% GDP vào quý 3 năm ngoái.

Tuy nhiên, Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất ghi nhận mức nợ tăng vọt vào năm 2020. Dữ liệu của BIS cho thấy các nền kinh tế lớn khác như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu cũng có tỷ lệ nợ/GDP gia tăng. Đây là hệ quả của việc các chính phủ tung ra những gói kích thích khổng lồ. Để giúp doanh nghiệp và các hộ gia đình vượt qua thách thức mà đại dịch gây ra.

Nhìn về thành phần nợ của Trung Quốc

Nợ của Trung Quốc không giống như nợ của Mỹ và Nhật Bản. Số liệu của BIS cho thấy khối doanh nghiệp ở Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong số nợ lên tới 160% GDP. Trong khi đó, nợ chính phủ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số nợ ở cả Mỹ và Nhật Bản.

Với nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch. Trung Quốc tiếp tục kéo dài những nỗ lực mà họ đã tiến hành nhiều năm qua. Để kiềm chế nợ trong những tháng gần đây. Việc khống chế thành công đại dịch và cho phép nền kinh tế mở cửa trở lại. Giúp Trung Quốc có công cụ để kiềm chế nợ.

Các nhà kinh tế tại Ngân hàng Anh Barclays dự báo tăng trưởng tín dụng ở Trung Quốc sẽ ở mức 10 tới 10,5% vào cuối năm nay. So với mức 13,3% vào cuối năm 2020.

Khoản nợ Trung Quốc

Sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới

Sự bùng nổ của nền kinh tế dựa vào vay nợ. Đã giúp Trung Quốc vượt qua Nhật Bản. Để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vào năm 2010. Bắc Kinh vẫn tiếp tục giữ vững vị thế đó và đang đe dọa vị trí số 1 của Mỹ.

Hồi tháng 11 năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt mục tiêu tăng gấp đôi quy mô của nền kinh tế. Và thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc vào năm 2035.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh có thể không đạt được mục tiêu này. Việc giảm nợ đồng thời cũng làm giảm triển vọng kinh tế của Trung Quốc trong những năm tới. Trong khi đó, mục tiêu tăng trưởng kinh tế dựa nhiều hơn vào tiêu dùng đã không mấy phát huy hiệu quả.

Một số người khác thì cho rằng những trở ngại này chỉ làm chậm. Chứ không thể làm trật quỹ đạo tổng thể của Trung Quốc. Họ lập luận rằng việc Trung Quốc vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ là vấn đề thời gian.

Nợ Trung Quốc

Điều gì sẽ tác động đến mức nợ của Trung Quốc?

Nguy cơ vỡ nợ gây khủng hoảng hệ thống tài chính

Khi tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại. Ngày càng có nhiều lo ngại rằng nhiều khoản nợ trong số này có nguy cơ vỡ nợ. Điều này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng hệ thống trong hệ thống tài chính do nhà nước thống trị của Trung Quốc.

Đầu tư ra nước ngoài mang đến cho Trung Quốc cơ hội tăng cường thương mại và kinh doanh. Sáng kiến Vành đai và Con đường cho phép Trung Quốc tận dụng sức mạnh kinh tế để gia tăng ảnh hưởng ở nước ngoài. Do đó, mức nợ nước ngoài của Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính sách đối ngoại của nước này trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Phản đối Trung Quốc vay tại Ngân hàng Thế giới với tư cách một nước đang phát triển

Nhưng việc cho vay ra nước ngoài ngày càng tăng của Trung Quốc đã đặt ra câu hỏi về việc. Liệu nước này có nên tiếp tục nhận các khoản vay từ Ngân hàng Thế giới với tư cách là một nước đang phát triển hay không?

Hoa Kỳ, với tư cách là cổ đông lớn nhất của Ngân hàng Thế giới, đã phản đối việc cho Trung Quốc vay. David Malpass, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới người Mỹ, đã chỉ trích các nỗ lực cho vay của Trung Quốc. Để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng của Sáng kiến Vành đai và Con đường. Nói rằng các khoản cho vay khiến các nước yếu hơn bị “nợ quá nhiều và các dự án chất lượng thấp”.

Giữa những lời chỉ trích từ Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu và tăng trưởng chậm lại trong nước. Trung Quốc kể từ đó đã cắt giảm các khoản vay cho Mỹ Latinh, các đảo Thái Bình Dương và châu Phi. Tập đoàn Rhodium có trụ sở tại Mỹ ước tính rằng khoản cho vay của Trung Quốc đối với châu Phi đã giảm xuống. Còn 16 tỷ USD vào năm 2017 từ mức cao nhất là 29 tỷ USD vào năm 2016.