24 Tháng Mười Một, 2024

Tin Mới 123

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Ẩm Thực | Y Học

Bỏ túi những lợi ích “vàng” mà trái lê mang lại

lợi ích của trái lê

Lê là cây ăn quả lâu năm thuộc nhóm thực vật Pyrus. Chúng phát triển ở vùng khí hậu ôn đới và thường kết trái vào mùa đông, mùa thu và mùa hè. Quả lê có các đặc điểm sau: thân tròn hơi dẹt, trọng lượng quả trung bình khoảng 350-500g, da nhẵn, khi trưởng thành có màu nâu hoặc xanh vàng. Thịt lê trắng, giòn, ngọt, chua nhẹ và tỏa mùi thơm dịu. Vì hương vị thơm ngon nên lê thường được dùng để làm nước giải khát, ăn trực tiếp hoặc phơi nắng để làm mứt, …Thành phần dĩnh dưỡng có trong trái lê là rất cao, vì thế mà bạn nên ăn trái lê mỗi ngày. Dưới đây là những lợi ích mà trái lê mang lại cho cơ thể của mỗi người.

Trái lê rất giàu dinh dưỡng

Lê là một loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng rất có lợi đối với sức khỏe như: Vitamin C, vitamin K, kali, chất đạm, carbs,…

Hơn thế, lê còn cung cấp một lượng folate, provitamin A và niacin rất quan trọng đối với chức năng tế bào và sản xuất năng lượng; hỗ trợ sức khỏe cho làn da và chữa lành vết thương.

Tăng cường sức khỏe đường ruột, hợp chất thực vật có lợi

Trái lê rất giàu dinh dưỡng

Quả lê là một nguồn cung cấp dồi dào các chất xơ hòa tan và không hòa tan; hỗ trợ duy trì sự đều đặn của ruột và giúp ích cho sức khỏe hệ tiêu hóa.

Quả lê cung cấp nhiều hợp chất thực vật có lợi tùy thuộc vào màu của quả.

Chẳng hạn chất anthocyanins làm cho một số quả lê có màu đỏ ruby. Những hợp chất này có thể cải thiện sức khỏe tim và củng cố mạch máu. Đối với lê có vỏ màu xanh lá cây, có chứa chất lutein và zeaxanthin; hai hợp chất này rất cần thiết cho sức khỏe của mắt.

Đặc tính chống viêm, chống ung thư

Lê là một nguồn giàu chất chống oxy hóa flavonoid; giúp chống lại chứng viêm và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.

Ngoài ra, Vitamin C và K chứa trong lê cũng có đặc tính giúp chống viêm.

Thành phần chất anthocyanin và axit cinnamic có trong quả lê đã được chứng minh là có khả năng chống lại bệnh ung thư.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều trái cây; bao gồm cả lê, có thể bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư như: ung thư phổi, ung thư dạ dày và bàng quang.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Quả lê, đặc biệt là lê có vỏ màu đỏ; có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu lớn trên hơn 200.000 người cho thấy ăn 5 phần trái cây giàu anthocyanin hàng tuần trở lên như lê đỏ có liên quan đến việc giảm 23% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Hơn nữa, chất xơ trong lê làm chậm quá trình tiêu hóa; giúp cơ thể bạn có nhiều thời gian hơn để phân hủy và hấp thụ carbs. Điều này cũng có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu; có khả năng giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường.

Tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ giảm cảm

Tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ giảm cảm

Chất chống oxy hóa procyanidin có trong quả lê có thể làm giảm độ cứng của mô tim; giảm cholesterol LDL (xấu) và tăng cholesterol HDL (tốt).

Hơn thế, vỏ của quả lê có chứa một chất chống oxy hóa quan trọng được gọi là quercetin; được cho là có lợi cho sức khỏe tim mạch bằng cách giảm viêm và giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim như huyết áp cao và mức cholesterol.

Lê có hàm lượng calo thấp, nhiều nước và chứa nhiều chất xơ giúp chúng ta no lâu, hỗ trợ tốt cho việc giảm cân hiệu quả.

Mẹ bầu có thể ăn lê được không?

Thực tế, lê có rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe mẹ bầu như:

  • Thanh nhiệt, lợi tiểu
  • Giảm phù nề
  • Tăng sức đề kháng
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Tốt cho hô hấp và gan
  • Ngừa táo bón
  • Chữa rạn da

Trong một số trường hợp hiếm; lê có thể gây dị ứng ở miệng hoặc khó chịu trong miệng khi ăn. Bên cạnh đó, mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn lê vì loại quả này có chứa nhiều FODMAPs và fructose. FODMAPs là carbohydrate chuỗi ngắn gây hấp thụ kém; fructose có thể gây tác dụng phụ ở những người rối loạn kém hấp thu. Các triệu chứng chính của rối loạn kém hấp thu là đầy hơi và tiêu chảy.

Những thực phẩm không nên ăn cùng quả lê

Mặc dù quả lê có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu dùng nhiều và cùng một số thực phẩm khác có thể gây ngộ độc. Những loại thực phẩm không nên ăn cùng với lê như:

  • Thịt ngỗng: ăn thịt ngỗng cùng với lê sẽ khiến thận làm việc quá tải, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Củ cải: ăn lê cùng củ cải sẽ làm sưng tuyến giáp.
  • Rau dền: người bị rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn rau dền cùng với lê sẽ dễ bị nôn và có các vấn đề về tiêu hóa.