Dù là đêm đông hay giá rét, khi màn đêm dần buông xuống, những thành viên đội cứu hộ S.O.S vẫn nhận nhiều cuộc gọi nguy cấp của người đi đường. Báo xe hư hỏng hay những vụ tai nạn liên lạc nên mong được giúp đỡ. Những lúc như thế, dù đang ăn cơm hay nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Các thành viên của đội cứu hộ vẫn miệt mài hăng say lên đường. Tuy khó khăn là thế, đội SOS vẫn lấy việc giúp đỡ làm niềm vui mỗi ngày. Cùng zeklrdek đọc bài viết dưới đây nhé!
Nơi tụ họp của những con người có chung chí hướng
“Alô, đội cứu hộ S.O.S Thăng Bình phải không? Xe tui bị hư, không nổ máy được. Tui đang ở chỗ đường ven biển vắng nhà, không có tiệm sửa xe”. Giọng người đàn ông gọi đến số điện thoại của anh Nguyễn Văn Năm. Đội trưởng đội cứu hộ S.O.S Thăng Bình, lúc 22h. Ngoài trời mưa lất phất, ngay lập tức biệt đội S.O.S lao đến. Năm, chàng đội trưởng vốn là thợ sửa xe máy. Chỉ trong chốc lát, chiếc xe đã nổ máy “ngon lành”.
Đó chỉ là một trong nhiều vụ cứu hộ của đội suốt gần một năm qua. Bảy chàng trai quê huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Người làm nghề sửa xe, lái xe, người công nhân, bảo vệ… Tuổi đời chưa đến ba mươi. Họ lập fanpage, cung cấp số điện thoại “khẩn” để người cần giúp đỡ liên lạc. Hằng tháng, mỗi thành viên tự góp quỹ 100.000 đồng. Mua săm, lốp, miếng vá, dụng cụ sửa xe, vật dụng y tế sơ cứu…
“Xe của ai thì tự đổ đầy xăng. Ăn khuya, uống cà phê trong những chuyến tuần đêm thì mỗi người góp một ít, thế mà vui”. Nguyễn Phước Vui (23 tuổi, thành viên của đội) tâm sự. Chiếc xe tải chở hàng của Vui làm phương tiện kiếm cơm ban ngày. Ban đêm, bạn lại sử dụng để cứu hộ trong các tình huống.
Giúp người chính là sứ mệnh cao cả
Toàn đội lái xe đi tuần đêm
Cứ 18h mỗi ngày, cả nhóm tập trung tại một quán cà phê trên quốc lộ 1. Gần ngã tư thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình. Đúng 19h, toàn đội lái xe đi tuần đêm. Hễ gặp người có xe bị thủng lốp thì vá giúp. Xe bị hỏng nặng sẽ đưa người lẫn xe về nhà bằng xe tải. Xe hết xăng, thành viên của đội sẽ mua xăng giúp. Với những vụ tai nạn giao thông, nếu xe cấp cứu chưa đến kịp. Họ tất tả chở người bị nạn vào bệnh viện nhanh chóng.
Khó khăn diễn ra hàng ngày
Nguyễn Ái Phi – thành viên của đội – tâm sự có một vụ làm anh em nhớ mãi. Khoảng 21h một tối nọ, có người đàn ông chạy xe máy tông vào dải phân cách, xe bị hư hỏng nặng nên gọi cho đội cứu hộ. “Anh em đem xe tải đến, chở xe và người về nhà giúp, nhưng mới đi được chừng 2km thì tiếp tục gặp một vụ tai nạn hai xe máy tông nhau, hai người nằm bất tỉnh. Chúng tôi lại lao vào đưa người bị nạn đi cấp cứu. Đêm đó, mọi người về nhà mệt rã rời nhưng vui vì đã giúp người khác” – Phi tâm sự.
Lưu số điện thoại của đội cứu hộ trong một lần nhìn thấy nhóm giúp đỡ người khác, chị Nguyễn Thị Tâm – công nhân làm việc ở cụm công nghiệp Hà Lam – Chợ Được – không nghĩ mình là người tiếp theo được giúp đỡ. Trong một lần làm tăng ca về khuya, bánh xe của chị bị thủng ruột. Khi chị gọi, các thành viên đến vá xe ngay. “Nếu không có sự hỗ trợ từ các bạn ấy, tôi phải dắt xe về nhà rất xa, có thể gặp nguy hiểm vì đường rất tối và vắng. Thật biết ơn các em” – chị Tâm chia sẻ.
Nhiều khó khăn vẫn không lùi bước
Hết mình giúp đỡ người khác nhưng không ít lần nhóm cũng gặp chuyện cười ra nước mắt. “Có khi gặp vụ tai nạn giao thông, anh em xuống bảo vệ hiện trường, điện thoại cho người nhà nạn nhân đến. Người nhà vừa đến, chưa kịp hỏi gì nên cứ tưởng mình là người gây ra tai nạn, xông vào gây gổ, đòi đánh. Hay có trường hợp xe hư, người ta nhất quyết dắt bộ chứ không nhận sự giúp đỡ bởi đường khuya vắng, tưởng mấy anh em là cướp” – bạn Trần Ngọc Kim, thành viên, kể lại.
Không nhớ từng giúp bao nhiêu người, nhóm chỉ ước tính mỗi đêm khoảng 2-3 trường hợp. Bất kể trời tối hay mưa gió, hễ mọi người cần, đội cứu hộ có mặt ngay. Họ đều làm thuê, lương không đủ sống, phải bỏ thêm tiền túi, nhưng tấm lòng vì cộng đồng cứ thôi thúc họ tiếp tục những chuyến xe tuần mỗi đêm.
Các thành viên đa phần đều là lao động chính của gia đình. Nhiều người thuê trọ vì từ tỉnh khác đến Hà Nội làm việc, phải chi trả nhiều khoản phát sinh khác. “Tôi hy vọng sẽ có những mạnh thường quân hỗ trợ bông băng, cồn sát trùng, vật dụng y tế, để đội giảm bớt gánh nặng chi phí. Anh em có vậy cũng yên tâm hỗ trợ người bị nạn hơn”, người trưởng nhóm bày tỏ.
Khổ nhưng vẫn vui
Anh Năm dí dỏm bảo: thành viên của nhóm làm việc theo tiêu chí “5 không”: không lương, không bảo hiểm, không sợ khó, không chế độ và điều đặc biệt là không bao giờ bỏ cuộc và 5 vì: “Vì cộng đồng – Vì người thân – Vì xã hội – Vì bản thân – Vì thế hệ sau”.”Tụi mình ban ngày đi làm, tối thì miệt mài cứu hộ đến đêm khuya, sáng mới về nhà. Ba mẹ hay nói vui rằng có con mà như không, cả tháng trời chẳng thấy mặt. Ngày làm, tối đi cứu hộ, chưa ai trong nhóm có bạn gái, chắc ế quá” – Năm cười.
Nhân rộng mô hình, lan tỏa cộng đồng
Anh Việt chia sẻ, năm 2016, anh gặp tai nạn ở Tuyên Quang, nằm bất động trên đường dù vẫn còn tỉnh táo. Rất nhiều xe đi qua nhưng không ai dừng lại giúp anh, cho đến 15 phút sau, thấy chiếc xe tải từ xa đi tới, chỉ sợ họ không quan sát kịp có thể cán qua người mình, anh đã dồn hết sức lực, giơ cánh tay lên báo hiệu và nhờ giúp đỡ.
“Được cứu sống nhưng những phút cô độc nằm trên đường hi vọng có người cứu giúp ấy vẫn luôn ám ảnh tôi. Tôi không muốn ai bị nạn cũng phải trải qua cảm giác bị bỏ rơi như mình”, anh tâm sự.
Tin tức liên quan
Bí quyết quản lý tài chính hiệu quả cho gia đình bạn
Cách chi tiêu cho gia đình để không cháy túi sau tết
Top 10 món quà ý nghĩa tặng bố mẹ nhân ngày Gia đình Việt Nam