Trong làm ăn, thương trường, hay bất kỳ công việc nào cũng đều chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro mà chúng ta không ngờ đến. Thậm chí có khi người lại do chính chúng ta mắc phải, đôi khi chỉ còn có thể nhắm mắt tự chịu để rồi rút kinh nghiệm cho lần sau. Đối với những người tham gia đầu tư trong thị trường chứng khoán, việc sai sót dễ xảy ra nhất đó chính là đặt lệnh nhầm. Chúng tôi đã tổng hợp những trường hợp thực tế đặt nhầm lệnh có thật để bạn đọc có thể rút kinh nghiệm. Vấn đề cần lưu ý bạn đọc là làm sao để không bị nhầm lẫn như những sự việc “dở khóc dở cười” này.
Tổng hợp những pha đặt nhầm lệnh rớt nước mắt
Có rất nhiều tình huống: Đặt nhầm mua thành bán, hay ngược lại; nhầm mã; sai mức giá, khối lượng…
Nhiều pha đặt nhầm lệnh khớp ngay hoặc không hủy được, kéo theo bao nỗi sợ hãi, tiếc nuối,… Sau đó, cũng có người vui mừng bên cạnh người rớt nước mắt vì sơ sót.
Chủ đề “Đặt nhầm lệnh” được chúng tôi ghi nhận tại nhiều diễn đàn chứng khoán. Qua đó nhận được nhiều bộc bạch:
– Ôi con TTZ huyền thoại. Sáng ra đặt lệnh tán đi, tí quay lại thấy tiền thì mất mà TTZ có thêm mấy con hàng chưa về.
– Đặt bán DPM 19 bấm nhầm thành mua. May T+3 về vẫn kịp “đá” đi 19.2. Lời đủ tiền phí giao dịch.
– Bán VCB 109 thành mua, ngồi xanh mặt muốn bất tỉnh, may bé môi giới hủy lệnh được.
– Đặt MSN không biết thế nào thành MSR, giờ để đó lãng quên luôn.
– Đặt mua VGC thành VCC, chán hẳn…
Nhiều pha nhầm lệnh vô cùng ly kỳ
– Mua nhầm bluechip thành hàng anh Q., mua GAS thành GAB giá ATC, hàng về vội vàng cắt lỗ.
– Đặt mua VCB giá tham chiếu, ấn nhầm khớp trần 104, từ ấy thành cổ đông chiến lược.
– Lỡ tay bấm bán thành mua VNM khi con này đụng trần phiên vừa rồi (phiên 10/05). Cố tình trồng hoa hoa không nở, vô tình lướt sóng thành cổ đông.
– Vừa hôm trước xong, đặt lệnh mua SBT giá 19 bấm thành bán, thế là tự nhiên bán đúng đáy…
– Lỡ đặt mua 400 cp HPG nhấn nhầm thành bán, App không cho sửa lệnh, khóc luôn.
Nhầm lệnh nhưng có cái kết viên mãn
Tuy nhiên, không phải ai đặt nhầm lệnh cũng đều… xui. Có những người đặt nhầm lệnh nhưng lại đạt được cái kết… viên mãn.
– Chốt lãi NKG thì lại mua thêm, T+3 lại tăng, nhân tính không bằng trời tính.
– Đặt bán HCD giá đỏ ai ngờ thành mua, xong ăn 3 cây trần ngay sau đó.
– Bán STB chốt lời thế nào mà đặt lệnh mua! Run như cầy sấy vậy mà nó tăng được thêm mấy phiên liền! Ăn ở phúc đức quá mà!
– Bán cắt lỗ HND thành mua HND, sau đó ăn cả cổ tức lẫn tiền lời 7%.
– Đặt lệnh mua VHM nhưng khi đánh mã lại nhầm thành VNM. Cái kết viên mãn…
Kinh nghiệm xương máu khi lỡ đặt nhầm lệnh
Chuyện hên xui may rủi do đặt nhầm lệnh có phải “do ăn ở” như lời một nhà đầu tư ở trên nói hay không? Vấn đề cần lưu ý là làm sao để không bị nhầm trong những lần đặt lệnh sau đó.
Trước tiên, phải thấy rằng chuyện đặt nhầm lệnh là tai nạn rất dễ xảy ra trên thị trường chứng khoán (TTCK). Nhiều mã cổ phiếu có vẻ giông giống nhau, chẳng hạn như “SBT với STB cũng dễ đi vào lòng người lắm”. Nhà đầu tư cần kiểm tra kỹ trước khi đặt lệnh.
Bên cạnh đó, TTCK thường có những biến động mạnh, gây ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải có phương pháp giao dịch, nguyên tắc chốt lời cắt lỗ để không hoảng loạn khi thị trường biến động mạnh.
Tránh giao dịch khi tâm trạng không tốt, như gia đình có chuyện không vui… Khi ngồi vào bàn giao dịch, nhà đầu tư phải chuẩn bị tốt mọi thứ, tâm trạng thoải mái…
“Thiên tài chứng khoán” Nhật Bản từng lãi 2 tỷ yên nhờ một lệnh đặt nhầm
Nhắc đến Kotekawa Takashi, giới chứng khoán Nhật Bản không ai là không biết. Takashi sinh năm 1978, tại thành phố Ichikawa, tỉnh Chiba. Năm 2000, khi đang là sinh viên năm ba ngành Luật tại một đại học tư thục ở Tokyo, anh bắt đầu đầu chơi cổ phiếu với số vốn 1.6 triệu yên kiếm được từ thu nhập làm thêm.
Năm 2005, một nhân viên Công ty Chứng khoán Mizuho giúp J-com bán lô cổ phiếu (14,500 cp) trị giá 610,000 yên. Thế nhưng, người này đã đặt lệnh nhầm thành 1 yên/610,000 cp. Chỉ trong 30 phút, hàng loạt nhà đầu tư đổ xô vào mua. Takashi đã chớp thời cơ mua ngay 7,100 cp và bán chúng vào hôm sau, khi Mizuho đăng thông báo mua lại cổ phiếu đã bán hớ.
Phi vụ này mang về cho Takashi khoảng 2 tỷ yên (18 triệu USD), giúp anh trở thành nhà đầu tư cá nhân có lợi nhuận cao nhất. Kể từ đó, trader này được mệnh danh là “vị thần chứng khoán” mới của nước Nhật, còn được biết tới với tên gọi “J-com man”.
Đến năm 2008, tài sản cá nhân của Takashi đạt mức 21.8 tỷ yên.
Kết luận
Bất kỳ công việc nào cũng chứa đựng những yếu tố rủi ro mà có khi người làm nghề mắc phải, chỉ còn có thể tặc lưỡi buông một câu: “Rút kinh nghiệm lần sau”. Đối với những người tham gia thị trường chứng khoán, sai sót dễ xảy ra nhất chính là đặt lệnh nhầm. Vấn đề cần lưu ý là làm sao để không bị nhầm trong những lần đặt lệnh sau đó. zeklrdek.com chúc các nhà đầu tư không gặp phải những tình huống dở khóc dở cười khi tham gia giao dịch chứng khoán.
Tin tức liên quan
Hệ thống giao dịch HoSE do FPT xây dựng tháng 7 sẽ hoạt động?
Tổng hợp thông tin dự báo chứng khoán nổi bật trong tuần
Tâm điểm chứng khoán Mỹ và Châu Á trong tuần qua