Sa tế là một loại gia vị không thể thiếu cho bún bò, phở, bún, thịt nướng và các món ăn khác. Nếu bạn lo lắng khi mua sa tế phẩm màu bên ngoài thì hãy cùng vào bếp thực hiện ngay công thức dưới đây nhé. Chúng tôi tin rằng ai cũng có thể làm thành công món sa tế dùng dần với những nguyên liệu gần gũi và cách thực hiện đơn giản, món sa tế đặc biệt rất dễ làm. Tuy nhiên, nhiều người gặp khó khăn trong khâu bảo quản khiến hũ sa tế nhanh hỏng. Vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách làm sa tế chuẩn nhất giúp để được 2-3 tháng.
Sa tế tôm
Nguyên liệu làm sa tế tôm
– Tôm khô: 50 gr
– Dầu màu điều
– Sả băm: 100 gr
– Tỏi, hành băm: 50 gr
– Ớt khô, ớt tươi.
Cách làm
– Tôm khô rửa sạch ngâm mềm, lấy ra để ráo. Dùng chày giã nhỏ.
– Cho 1/2 chén dầu vào chảo, dầu nóng cho sả băm, tỏi hành băm vào phi thơm, cho tôm khô vào xào cùng, thêm 1 chén dầu (1/2 dầu ăn và 1/2 dầu màu điều).
– Nấu lửa vừa nêm ít đường, muối ít, nước mắm cho có vị mặn ngọt vừa ăn. Thêm ít ớt tươi và ớt khô nấu thêm vài phút là được.
– Sate tôm có thể dùng để ướp với các món xào, nướng… hay trộn với bánh tráng rất ngon.
Sa tế sả ớt
Nguyên liệu cầ chuẩn bị
– 300g sả
– 250g ớt
– 200g tỏi
– 150g hành tím
– 800ml dầu ăn
– 1,5 muỗng canh hạt điều màu
– 3 muỗng canh đường
– 1,5 muỗng canh muối
– 1 muống canh bột ngọt
Các bước thực hiện
– Đầu tiên, cho 100ml dầu ăn vào chảo đun. Đến lúc dầu sôi cho 1,5 muỗng canh hạt điều màu vào. Đun cho tới khi dầu màu điều đỏ đẹp, hạt điều chuyển sang ngả màu thì dùng rây lọc lấy phần dầu màu điều (bỏ hạt).
– Sả, ớt, tỏi, hành tím rửa sạch và xay nhuyễn (độ nhuyễn theo ý muốn)
– Bật bếp cho chảo nóng. Cho 700ml dầu ăn vào đun sôi.
– Cho tỏi vào đảo đến khi thấy hơi vàng thì cho hành tím vào cùng.
– Khi hỗn hợp tỏi và hành bắt đầu hơi khô và chuyển sang màu vàng, tiếp tục cho sả vào.
– Cuối cùng cho phần ớt còn lại vào đảo cho tới khi hỗn hợp lên màu hơi đỏ và ớt bắt đầu khô.
– Bây giờ cho 3 muỗng canh đường + 1,5 muỗng canh muối + 1 muỗng canh bột ngọt và dầu màu điều thu được ở lúc đầu vào. Tiếp tục đảo hỗn hợp thêm 5 phút nữa là đã hoàn thành.
Lưu ý trong cả quá trình các bạn nên đảo liên tục để hỗn hợp ko bị dính đáy chảo.
Cách bảo quản ớt sa tế
- Khi múc sa tế ra dùng, hãy múc bằng muỗng hoặc đũa sạch không dính thức ăn khác. Sau khi múc xong thì đóng nắp hũ lại, cần lấy tiếp thì dùng muỗng sạch khác để lấy.
- Không để muỗng nhựa vào trong hũ. Chịu khó mỗi lần lấy thì dùng muỗng khác nhau, dùng xong rồi rửa nhé!
- Để nơi thoáng mát như tủ lạnh ngăn mát/hộc rau củ, kệ bếp chỗ thoáng mát không có ánh nắng chiếu trực tiếp nhưng cũng không để trong hốc tủ, hốc chạn độ ẩm cao dễ gây mốc.
- Sau khi cho hết sa tế ớt vào hũ đậy kín nắp và để ở nơi khô ráo, thoáng mát hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì có thể dùng được khoảng 2 – 3 tháng.
Nếu bạn không thích ăn cay nhiều thì có thể trộn lẫn ớt hiểm + ớt sừng (là loại ớt có độ cay nhẹ) vào và giảm số lượng ớt đi.
Dù chỉ là món gia vị nhưng nếu có thể tự tay làm thì chẳng còn gì đảm bảo hơn. Nếu là tín đồ của món cay, hãy vào bếp làm món sa tế với công thức siêu dễ của chúng tôi ngay hôm nay nhé!
Tin tức liên quan
Bí quyết quản lý tài chính hiệu quả cho gia đình bạn
Cách chi tiêu cho gia đình để không cháy túi sau tết
Top 10 món quà ý nghĩa tặng bố mẹ nhân ngày Gia đình Việt Nam