21 Tháng Mười Một, 2024

Tin Mới 123

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Ẩm Thực | Y Học

Cách chi tiêu cho gia đình để không cháy túi sau tết

Cách chi tiêu cho gia đình để không cháy túi sau tết

Sau một năm bận rộn và khó khăn, Tết là dịp để mọi người gặp gỡ, giao lưu cùng gia đình và mua sắm. Do đó, quỹ sẽ cạn kiệt sau một tuần chơi Tết. Trước Tết, mọi người hay mua sắm đủ thứ, trong Tết thì tiêu bao nhiêu, đó là lý do tại sao nhiều chị em dù chưa kịp nghỉ Tết đã nhận được tiền lương, tiền thưởng nhưng đến tháng Giêng mới phát hiện ra “Túi” mình đã trống rỗng. Tuy nhiên, nếu tiêu tiền một cách khôn ngoan, chúng ta vẫn có thể đón một mùa Xuân trọn vẹn mà vẫn đủ tiền chi tiêu cho đến ngày lĩnh lương tiếp theo cùng gia đình yêu quý. Hãy cùng zeklrdek.com tham khảo một số mẹo nhỏ giúp chị em chi tiêu Tết cho gia đình chơi Tết dễ dàng mà không lo cháy túi nhé!

Bạn đắn đo: Nên chi bao nhiêu tiền cho Tết?

Bạn đắn đo Nên chi bao nhiêu tiền cho Tết

Bạn có bao nhiêu tiền? Ví dụ, trong tài khoản bạn đang có 40 triệu và những hình ảnh các món hàng Tết đang nhảy múa trước mắt khiến bạn mê mệt cái gì cũng muốn mua thì cần phải thật tỉnh táo. Không phải chỉ có mỗi cái Tết trước mắt cần chi tiêu đâu, mà quãng đường xa sau 3 ngày Tết vẫn đang chờ bạn ở phía trước. 40 triệu đó có thể sắm được rất nhiều thứ cho một cái Tết hoành tráng, nhưng đừng quên sau mấy ngày Tết là những hóa đơn đang chờ bạn thanh toán: điện, nước, điện thoại, tiền học cho con, tiền ga… Vì thế trước khi rút hầu bao lang thang chợ Tết, hãy ngồi lại liệt kê những khoản phải chi trả sau Tết, và đừng quên một khoản nhỏ đề phòng rủi ro. Ví dụ:

-Tiền học cho con: 5 triệu

-Điện: 2 triệu

-Nước: 1 triệu

-Ga: 300 nghìn

-Xăng cho bố mẹ: 500 ngàn

-Đề phòng rủi ro: 3 triệu

Sơ sơ thế thôi là gần 12 triệu rồi. Thế thì số tiền để dành chi tiêu cho tết chỉ còn 28 triệu thôi. Tùy thuộc vào túi tiền của gia đình bạn để chi tiêu cho tết một cách hợp lý, chứ không phải là việc bạn muốn tiêu bao nhiêu tiền cho tết. Vì không thể trong túi có 28 triệu nhưng lại muốn mua cái này cái kia cỡ 50 triệu được, trừ phi bạn có một nhà đầu tư dài hạn không cần hoàn lại.

Lên ngay kế hoạch ngân sách sau tết

Những ngày cận tết bạn sẽ có nhiều lựa chọn với các vật dụng và sản phẩm cần mua để trang hoàng nhà cửa như tivi, tủ lạnh,… phục vụ nhu cầu ngày tết. Thế nhưng nếu bạn chỉ tính toán để có thể mua đủ những thứ trong tết thì chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy “thiếu thốn” sau tết đấy.

Sau tết bạn còn cần phải chi trả cho nhiều hóa đơn khác như điện, nước; gas, tiền học phí cho con và nhiều khoản chi linh tinh khác. Vì vậy trước khi chuẩn bị mua sắm bạn nên có một bảng ngân sách rõ ràng với mức tiền phù hợp nhất để có thể vừa dung hòa tiền tết vừa không bị động sau tết.

Bạn cũng có thể làm một bài toán đơn giản như tổng số tiền đang có là 50 triệu; tiền để chi trả cho các chi phí sau tết (tiền điện 2 triệu; nước 1,5 triệu; học phí cho con: 6 triệu; những khoảng linh tinh khác 5 triệu,…).

Như vậy, khi trừ ra khoản chi sau tết bạn chỉ còn khoảng 35 triệu để mua sắm tết. Cách tính như vậy giúp bạn chủ động chọn mua và chi tiêu trong một giới hạn nhất định; hạn chế tình trạng “hụt” tiền sau tết.

Mua sắm Tết

Mua sắm tết là điều không thể thiếu của mỗi gia đình, tuy nhiên có gia đình cảm thấy đủ với con số như 10 triệu, lại có nhà thì cảm thấy con số ấy quá ít, thậm chí là chỉ đủ để mua sắm những thứ cơ bản.

Thực tế, những gia đình sẽ có mức chi khác nhau và cách mua sắm khác nhau. Một chậu mai có giá 1 triệu và 5 triệu sẽ có ảnh hưởng hoàn toàn khác đến ngân sách chi tết của gia đình bạn đấy. Với mức chi 35 triệu cho tết như đã tính ở trên; liệu bạn có nên chọn chậu mai giá 5 triệu?

Bên cạnh đó, bạn cũng chỉ nên chọn những thứ mình và gia đình cần. Đừng chọn theo số đông, bởi nếu bạn chọn mua theo thị hiếu thị trường. Và những người xung quanh, bạn sẽ lãng phí rất nhiều tiền cho những món đồ không cần thiết và làm thâm hụt ngân sách mua sắm tết.

Lì xì đúng cách

Lì xì đúng cách

Từ lâu lì xì đã là một việc làm mang ý nghĩa mang đến may mắn. Vì vậy không ai quy định rằng tiền lì xì phải nhiều bao nhiêu và bao nhiêu mới đủ. Bạn không nên quá coi trọng số tiền phải lì xì cho mỗi đối tượng là bao nhiêu. Để rồi cảm thấy “choáng” khi làm phép cộng cho những con số được chi ra.

Thay vào đó, bạn nên tính sẵn ngân quỹ cho việc lì xì là bao nhiêu. Và từ đó cân đối số tiền lì xì cho mỗi người. Việc làm này sẽ giúp bạn chủ động hơn rất nhiều với việc tính toán và cân chỉnh ngân quỹ.

Không chi tiêu quá trớn ở các cuộc vui

Tết là dịp để bạn bè sum họp, gia đình quây quần. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên không nên chi tiêu quá mức trong các cuộc vui. Bởi không khí ấm áp, đoàn tụ mới là điều quan trọng nhất.

Một vài món ăn được làm bằng sự khéo léo và tinh ý sẽ có giá trị nhiều hơn những món giá cả đắt đỏ bên ngoài. Đừng vì chút “sang chảnh” của mình để rồi ngậm ngùi sau tết vì các khoản chi quá đà.

Hy vọng với bài viết trên bạn sẽ có chi tiêu hợp lý để không bị cháy túi sau tết. Bạn hãy chia sẻ cảm nhận cũng như biện pháp để tránh cháy túi bằng cách để lại bình luận dưới đây nhé!