12 Tháng Mười Một, 2024

Tin Mới 123

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Ẩm Thực | Y Học

Cách giúp giảm đau, hạ sốt tại nhà mà bạn nên biết

Cách giúp giảm đau, hạ sốt tại nhà mà bạn nên biết

Sốt có thể mang lại nhiều mệt mỏi cho người bệnh và ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và sinh hoạt của người lớn. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau nhanh cho người lớn bằng các cách bên dưới đây. Ngủ từ 7 – 8 tiếng, uống 2 – 3 lít nước, súc miệng bằng nước muối mỗi ngày và uống thuốc giảm đau, hạ sốt thích hợp, có thể cải thiện các triệu chứng theo mùa như say nắng, đau đầu … Những biện pháp này thường phù hợp với những trường hợp nhẹ và Sốt vừa phải, đối với những trường hợp sốt cao, zeklrdek.com khuyến cáo người bệnh nên đến bệnh viện để khám và điều trị.

Sốt bao nhiêu độ được cho là cao?

Sốt bao nhiêu độ được cho là cao

Thân nhiệt bình thường của một người là 37ºC. Tuy nhiên, mức nhiệt này có thể dao động với mỗi người, nằm trong khoảng 36,1°C – 37,2ºC hoặc hơn. Sự thay đổi nhiệt độ này là phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ hoạt động và thời điểm đo trong ngày. Thân nhiệt của một người sẽ thấp đi khi càng lớn tuổi.

Vậy sốt bao nhiêu độ là cao? Thân nhiệt của một người được tính là bị sốt khi nhiệt kế chỉ mức 38°C. Nhiệt độ sốt cao sẽ là từ 38,5ºC trở lên.

Tương tự, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chỉ bị sốt khi thân nhiệt dao động ở 38°C. Cụ thể, trẻ sẽ bị sốt khi ở trong từng trường hợp dưới đây:

  • Nhiệt độ ở miệng > 37,5°C
  • Nhiệt độ ở nách > 37,2°C
  • Nhiệt độ ở tai > 38°C
  • Nhiệt độ đo ở hậu môn > 38°C

Khi bị sốt, bạn cần nhanh chóng tìm cách hạ sốt tại nhà, tránh trường hợp chủ quan khiến bệnh tiến triển nặng và gây ra những biến chứng như viêm thanh quản, viêm phổi, biến chứng não, co giật, hôn mê sâu, viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim…

Các cách giảm đau hạ sốt tại nhà

Nghỉ ngơi

Một giấc ngủ kéo dài khoảng 7-8 tiếng giúp các tế bào được phục hồi, góp phần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn nên hạn chế để người ốm nằm trực tiếp dưới quạt khi ngủ, tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng như đau họng, khan giọng.

Uống nhiều nước

Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Người lớn nên bổ sung đều đặn 2-3 lít nước mỗi ngày để cấp nước đầy đủ, nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng. Các bé nhỏ sẽ uống nước theo trọng lượng của cơ thể. Nếu xuất hiện các triệu chứng như đau họng, có đờm thì một ly nước ấm kèm vài lát chanh hay mật ong có thể hỗ trợ gia đình giảm đau, tiêu đờm.

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng nước muối là thói quen đơn giản nhưng rất có lợi. Phụ huynh có thể cùng con thực hiện hàng ngày. Không chỉ ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn trong miệng, phương pháp này còn giảm mùi hơi thở, phòng ngừa các bệnh hô hấp.

Chọn thực phẩm phù hợp

Rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C, sữa chua, yến mạch hay các gia vị như gừng; tỏi, hành… là lựa chọn phù hợp giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể; chống lại bệnh tật, nhất là các bệnh giao mùa. Bên cạnh các vitamin và khoáng có trong rau củ quả, bạn nên ăn đa dạng thực phẩm từ các nhóm khác như bột đường, đạm, béo.

Mặc quần áo thoải mái

Vào những ngày sáng nắng, chiều mưa khó chịu, trang phục từ vải cotton; với khả năng thấm hút mồ hôi tạo cảm giác thoải mái cho các thành viên. Một bộ quần áo mỏng nhẹ với kiểu dáng đơn giản giúp bố mẹ; và bé dễ dàng vận động, dễ chịu hơn trong những ngày này.

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Môi trường bí, ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây bệnh trong thời tiết giao mùa. Cả nhà nên thi thoảng tắt điều hòa và mở cửa sổ ít nhất 10-15 phút mỗi ngày để lưu thông không khí. Nếu nhà ở mặt đường, nhiều xe cộ qua lại thì nên mở cửa vào những giờ giảm lưu lượng giao thông như sáng sớm, buổi tối. Các thành viên trong gia đình nên lau dọn thường xuyên nhà cửa với các chất tẩy rửa hữu cơ như chanh, giấm để góp phần loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

Xông hơi

Xông hơi

Một nồi lá xông với tía tô, kinh giới, bạc hà, sả, cúc tần… giúp cho bố mẹ bớt khó chịu trước những cơn cảm lạnh khi trái gió trở trời. Hương tinh dầu từ nồi xông hơi tạo cho không gian sống trở nên nhẹ nhõm, dễ chịu hơn.

Uống thuốc điều trị phù hợp

Với các bệnh giao mùa thông thường như cảm nắng, đau đầu, viêm họng, sốt siêu vi, người lớn; trẻ nhỏ có thể điều trị tại nhà với thuốc giảm đau hạ sốt theo tư vấn của bác sĩ.

Khi chọn mua thuốc giảm đau hạ sốt, bạn cũng nên lưu ý thương hiệu uy tín; với chứng nhận chất lượng thuốc phổ biến như GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc). Thuốc giảm đau hạ sốt sản xuất trong nước còn có thể đạt chứng nhận tại nước ngoài như Japan-GMP của Nhật.

Mỗi định dạng thuốc như viên nén, viên sủi hay gói bột cốm đều có lợi thế riêng. Nếu đề cao sự tiện lợi, định dạng viên nén dành cho bố mẹ; còn muốn chọn vị thuốc ngọt dễ uống cho trẻ thì có gói sủi cốm vị cam. Thuốc giảm đau hạ sốt được bào chế chuẩn liều 80 mg; 150 mg, 250 mg, 325 mg và 650 mg