21 Tháng Mười Một, 2024

Tin Mới 123

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Ẩm Thực | Y Học

Nhiệt miệng và các cách điều trị nhiệt miệng mà bạn nên biết

Nhiệt miệng và các cách điều trị nhiệt miệng mà bạn nên biết

Bổ sung chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và chế độ sinh hoạt điều độ… giúp bệnh viêm loét miệng, nhiệt miệng giảm bớt và tránh tái phát. Các vết loét (bị nhiệt miệng) có thể gây đau rát, bỏng rát trong miệng, khó ăn và nói. Nếu bệnh kéo dài, tái phát thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Các vết loét miệng vào mùa hè thường gây ra cảm giác khó chịu khi bạn há miệng hoặc nhai thức ăn. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược. Nào cùng với zeklrdek.com tìm hiểu về căn bệnh nhiệt miệng và các loại thảo mộc giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng qua bài viết bên dưới nhé!

Tình trạng nhiệt miệng

Tình trạng nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm gây khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn hay còn gọi là chứng kém hấp thụ, nếu tiếp tục tình trạng này bệnh nhân sẽ không có đủ vitamin và dinh dưỡng trong chế độ ăn.

Nguyên nhân

Cho đến hiện tại, khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh nhiệt miệng, chỉ có thể xác định được những yếu tố nguy cơ gây nên nhiệt miệng như môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic.

Các nguyên nhân làm tổn thương miệng sẽ bao gồm: đánh răng quá mức, tai nạn khi chơi thể thao cắn vào má bên trong miệng, sử dụng thức ăn nhạy cảm, thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt, phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng, thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực.

Sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nếu tình trạng kéo dài do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế, vậy nên cần có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh.

Các loại thảo mộc điều trị nhiệt miệng

Cây rau má

Nước rau má để giải khát, có công dụng trong việc thanh nhiệt, giải độc, chữa nhiệt miệng. Bạn chỉ cần giã nhuyễn rau má, vắt lấy phần nước mà uống thay nước lọc.

Cây rau đắng

Cây rau đắng

Rau đắng là loại rau quen thuộc của những vùng quê. Trong rau đắng giàu vitamin C, chất xơ, flavonoid, saponin. Những chất này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng. Rau đắng đất rửa sạch, đem giã nhỏ lọc lấy nước cốt. Ngoài ra bạn có thể phơi khô rau đắng đất, rồi sắc lấy nước uống thay trà để chữa nhiệt miệng.

Rau càng cua

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g rau càng cua có chứa 92% nước, 5,2mg vitamin C, 34mg photpho, 277mg kali, 224mg canxi, 62mg magiê, sắt 3,2mg, carotenoid 4.166 UI, cung cấp cho cơ thể 24 calori.

Để chữa, nên dùng rau càng cua nấu canh, luộc để ăn. Nếu có thể ăn sống (dưới dạng rau trộn) hoặc ép nước uống thì càng tốt.

Cỏ mực

Theo Đông y, cỏ mực tính mát, tác dụng thanh nhiệt. Cỏ mực chỉ lấy lá, rửa sạch với nước muối, giã hoặc xay nát, vắt lấy nước cốt. Sau đó, hòa nước cốt này với ít mật ong, ngày bôi lên chỗ bị nhiệt 2-3 lần.

Bên cạnh đó, khẩu phần ăn hàng ngày nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, sạch, hạn chế thức ăn chiên xào, cay nóng, bổ sung đủ nước kết hợp với chế độ sinh hoạt điều độ… giúp giảm, ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng tái phát