28 Tháng Một, 2025

Tin Mới 123

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Ẩm Thực | Y Học

Lớp học bơi miễn phí đầy ý nghĩa cho trẻ em vùng cao

Lớp học bơi miễn phí đầy ý nghĩa cho trẻ em vùng cao

Lớp học bơi miễn phí được mở ở vùng cao Quảng Trị, ngay trên dòng suối giữa bốn bề rừng núi. Đoàn Thanh niên địa phương là đơn vị tổ chức mô hình dạy bơi và phòng chống đuối nước cho trẻ em đặc biệt này.Thực tiễn phong trào đã chứng minh hiệu quả của các mô hình, biểu thị tính sáng tạo, xung kích tình nguyện cũng như vai trò bảo vệ, chăm sóc, trường học thiếu nhi từ phía tổ chức Đoàn. Theo dõi chúng tôi để liên tục cập nhật những câu chuyện góp phần làm đẹp xã hội bạn nhé!

Thôn Khe Hó Trù xuất hiện một “hồ bơi nhân tạo”

Thôn Khe Hó Trù xuất hiện một “hồ bơi nhân tạo”

Những ngày qua, chính quyền và người dân xã miền núi Vĩnh Hà (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) vui mừng. Khi ở con suối tại thôn Khe Hó Trù (xã Vĩnh Hà) xuất hiện một “hồ bơi nhân tạo”.

Được biết, “hồ bơi nhân tạo” trên xuất phát từ ý tưởng của anh Đỗ Văn Chiến (SN 1986, hiện là Bí thư đoàn xã Vĩnh Hà). Anh Chiến cho biết, vào mùa hè trẻ em thường lội sông suối tắm mà không có người lớn đi theo. Bên cạnh đó, nhiều em không biết bơi nhưng vẫn xuống tắm, rất nguy hiểm.

“Một lần, tôi bắt gặp đứa trẻ khóc khi muốn tắm suối nhưng không dám xuống nước vì không biết bơi. Vì vậy, tôi cùng đoàn thanh niên của xã lên ý tưởng về việc làm một “hồ bơi nhân tạo”. Để hỗ trợ cho các em”, anh Chiến chia sẻ. Để hoàn thành ý tưởng, những ngày đầu tháng 6. Anh Chiến cùng đoàn viên trong xã bắt tay vào công việc.

Tiến hành thực hiện kế hoạch

Theo đó, các đoàn viên xã Vĩnh Hà mỗi người một việc. Người phát quang cây cỏ xung quanh, người lên rừng chặt tre, nứa, đi thu mua can nhựa… Sau khi tập kết đủ vật liệu, anh Chiến cùng các đoàn viên, thanh niên. Dùng tre kết thành một hồ bơi rộng khoảng 4-5m2, độ sâu từ 0,7-1m. Trên thân tre, họ buộc thêm các can nhựa, xốp. Để tạo thành hệ thống phao nổi lên xuống theo mặt nước.

Do kinh phí hạn hẹp, anh Chiến trình bày ý tưởng với lãnh đạo Huyện đoàn. Và được đơn vị này hỗ trợ một phần kinh phí, một số áo phao để các em nhỏ sử dụng. “Hệ thống hồ bơi sẽ giúp các em nắm bắt được vùng an toàn. Khi xuống tắm dưới sự hướng dẫn miễn phí của các anh chị đoàn viên trong xã. Đồng thời, các can nhựa, tấm xốp là phao “cứu sinh”. Giúp các em có thể đu bám khi xảy ra trường hợp dòng nước xoáy, dâng đột ngột”, anh Chiến chia sẻ.

Luôn quan tâm đến từng chi tiết nhỏ

Theo anh Chiến, hồ bơi trên dù làm từ những vật liệu có sẵn nhưng rất hữu ích vì trước đây. Khi không có hồ bơi thì trẻ sẽ không định hình được độ sâu, dễ sẩy chân rồi đuối nước.

“Cứ mỗi dịp hè trước đây, 2 đứa con trai tôi thường lén đi tắm suối khiến gia đình rất lo lắng. Thế nhưng hiện giờ, tôi và nhiều phụ huynh khác đã an tâm hơn. Vì đoàn thanh niên của xã đã đưa “hồ bơi nhân tạo” vào hoạt động. Dạy bơi miễn phí cho con em trong vùng”. Chị Nguyễn Thị Sen, người dân xã Vĩnh Hàm chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Thao, quyền Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hà cho biết. Việc làm của anh Chiến và các đoàn viên, thanh niên trong xã. Có ý nghĩa nhân văn sâu sắc với đời sống của người dân trong vùng. “Chính quyền xã sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ đoàn thanh niên. Phát huy tốt những việc làm ý nghĩa này”, ông Thao nhấn mạnh.

Luôn quan tâm đến từng chi tiết nhỏ

Đã có 40 em tham gia học bơi

Anh Đỗ Văn Chiến – Bí thư Đoàn xã Vĩnh Hà cho biết. Đây là năm đầu tiên Đoàn xã triển khai mô hình ngăn suối dạy bơi. Nhằm trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước, tạo sân chơi. Tăng cường sức khỏe cho trẻ trong những ngày hè. “Vĩnh Hà là xã vùng cao, thuần nông còn nhiều khó khăn của huyện Vĩnh Linh. Với hơn 37% dân số là đồng bào dân tộc Vân Kiều. Khắc phục hạn chế thiếu bể bơi theo tiêu chuẩn. Chúng tôi đã khảo sát, làm bể bơi từ những vật liệu có sẵn, dễ kiếm. Như tre nứa, can nhựa, xốp. Thách thức lớn nhất là tìm được đoạn suối ưng. Có độ sâu vừa đủ và đáy không có đá sắc nhọn”, anh Chiến nói.

Đến nay lớp dạy bơi đã có hơn 40 em nhỏ đăng ký. Để đảm bảo việc học an toàn, hiệu quả và phòng chống dịch COVID-19, Đoàn xã đã chia thành hai lớp, mỗi lớp 20 em. Trong các buổi học, các em được học lý thuyết, tập làm quen với động tác khởi động, tập luyện kỹ thuật trên cạn, rồi dưới nước; làm quen với việc sơ cấp cứu đuối nước.

Trong mỗi buổi học, ngoài giáo viên, có bốn, năm tình nguyện viên là thành viên trong Ban chấp hành Đoàn xã xuống nước để hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho trẻ.