Các loại gừng tỏi là gia vị không thể thiếu cho nhiều món ăn. Bên cạnh đó cũng còn được xem là 2 loại dược liệu quý. Trước nay vẫn được nhiều người tin tưởng, sử dụng như một biện pháp phòng chống các triệu chứng cảm cúm. Vậy nên trong giai đoạn dịch Covid-19, giá bán tỏi và gừng tại các quốc gia tăng rất cao. Tuy nhiên có nhiều nơi bị phong tỏa, các hàng quán ăn uống không thể hoạt cũng khiến giá gừng và tỏi lại giảm. Hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết ‘Giá bán gừng,tỏi biến động mạnh trong mùa dịch’.
Giá tỏi Trung Quốc tăng từ nhiều tháng nay
Theo Reuters, giá tỏi Trung Quốc tăng từ nhiều tháng nay. Kể từ tháng 9.2020, giá tỏi dao động ở mức xấp xỉ 6.000 nhân dân tệ/tấn (tương đương 930 USD). Và sau đó sụt giảm rồi bắt đầu tăng lại. Đến đầu tháng 6.2021, giá tỏi Trung Quốc đang ở mức 5.300 nhân dân tệ/tấn. Tương đương 830 USD/tấn và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng thêm nữa. Có thể trở lại mức 6.000 nhân dân tệ/tấn hoặc cao hơn trong mùa hè này.
Đó là chưa kể nhu cầu mua mạnh đối với tỏi nguyên liệu dùng chế biến hoặc cắt lát. Có thể đẩy giá lên 7.000 nhân dân tệ (1.100 USD)/tấn. Riêng giá tỏi Trung Quốc xuất sang châu Âu (giá FOB). Hiện ở mức 1.100 – 1.200 USD/tấn. Tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc là quốc gia quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng tỏi quốc tế. Chiếm 80% lượng tỏi xuất khẩu toàn cầu. Năm 2020, nước này xuất khẩu 2,18 triệu tấn củ tỏi tươi, tăng 30% so với năm 2019. Tỏi xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào Indonesia. Và một số nước khác như Việt Nam; Malaysia; Pakistan, Mỹ và Bangladesh.
Nhu cầu gừng trên thế giới cũng tăng mạnh
Tương tự, nhu cầu gừng trên thế giới đang không ngừng tăng. Một phần do đại dịch Covid-19 khiến người tiêu dùng tăng cường sử dụng loại củ có nhiều công dụng này. Phần nữa do ngành nhà hàng, khách sạn ở nhiều quốc gia trên thế giới đang dần mở cửa trở lại sau đại dịch. Hiện nguồn cung gừng trên thế giới đang chủ yếu là xuất xứ Nigeria. Sắp tới sẽ có gừng Brazil, Peru và Trung Quốc.
Nhu cầu cao đẩy giá gừng khắp nơi trên thế giới tăng mạnh. Ở Nigeria, một bao gừng 50 kg hiện được bán với giá 15.000 naira (39 USD). Tăng gấp nhiều lần so với mức từ 4.000 – 6.000 naira cách nay 2 năm. Còn giá gừng xuất khẩu của Trung Quốc năm nay khá cao. Do chi phí vận chuyển tăng và giá nguyên liệu đầu vào cũng tăng.
Theo đó, giá gừng xuất khẩu từ Trung Quốc sang châu Âu hiện vào khoảng 2.200 – 2.300 USD/tấn. Cao hơn khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, khối lượng gừng xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường châu Âu từ đầu năm đến nay thấp hơn cùng kỳ năm 2020 cũng như năm 2019 do cước vận tải tăng, thiếu container và nguồn cung không nhiều…
Giá gừng, tỏi tại Việt Nam ổn định
Trong khi đó, khảo sát tại thị trường TP.HCM vào ngày 20.6 cho thấy giá gừng, tỏi hầu như ổn định. Chẳng hạn ở một số siêu thị, tỏi Phan Rang giá 22.900 đồng/200 g, tương đương khoảng 115.000 đồng/kg, tỏi Lý Sơn giá 25.000 đồng/200 g, tương đương 125.000 đồng/kg. Còn tại các chợ truyền thống, giá tỏi Lý Sơn dao động từ 70.000 – 80.000 đồng/kg, đi ngang so với đầu năm.
Tuy nhiên, nếu so với giá tỏi Lý Sơn từng đạt được thì hiện nay giá giảm gần một nửa. Nguyên nhân tỏi bị chậm tiêu thụ là do tình hình dịch Covid-19 tái diễn khiến các nhà hàng, quán ăn ế ẩm, đóng cửa. Còn giá gừng bán lẻ dao động từ 20.000 – 22.000 đồng/kg, tăng nhẹ so với cuối năm 2020.
Gừng, tỏi giúp gia tăng sức đề kháng
Gừng (Zingiber officinale Rosc.)
Gừng được sử dụng từ cổ xưa như là một gia vị phổ biến. Nhưng đồng thời đây cũng là một vị thuốc vô cùng quý. Ngoài tác dụng chữa cảm sốt, kích thích tiêu hóa, chống nôn và kháng dị ứng. Gừng còn góp phần vào việc điều hòa hệ miễn dịch. Có thể sử dụng thân rễ Gừng khô với liều 1-3 g/ ngày, chia làm hai lần uống hoặc hãm khoảng 4-6 lát Gừng tươi trong nước sôi 30 phút để uống như trà.
Tỏi (Allium sativum L.)
Tỏi được sử dụng làm gia vị và làm thuốc ở nhiều quốc gia khác nhau với lịch sử nhiều nghìn năm. Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học đầu tiên xác nhận hoạt tính kháng khuẩn của nó. Tỏi được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền để làm ấm, điều trị cảm lạnh, chữa đau dạ dày và hạ mỡ máu. Allicin (chất chuyển hóa từ alliin) là hoạt chất được cho là có tác dụng kháng khuẩn chính của Tỏi.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, tác dụng kháng khuẩn của Tỏi liên quan đến việc làm tăng cường chức năng của đại thực bào và lympho bào T của hệ miễn dịch. Tỏi có thể sử dụng ở nhiều dạng khác nhau: Tỏi tươi 2-5 g/ngày, bột Tỏi khô 0.4-1.2 g/ngày, dầu Tỏi 2-5 mg/ngày.
Tin tức liên quan
Co.opmart đồng loạt giảm giá các sản phẩm phục vụ nhu cầu chống dịch
Tập đoàn Kido bước chân vào thị trường trà sữa
Đắk Nông hỗ trợ Bắc Giang tiêu thụ vải thiều