Cá nhân cho thuê căn hộ, mặt bằng kinh doanh tại chung cư ở Việt Nam được xem là hoạt động cho thuê tài sản và phải đóng thuế dựa trên tổng doanh thu. Và vì vậy thì người cho thuê phải nộp những loại thuế nào? Tùy theo mức doanh thu từ việc kinh doanh cho thuê nhà ở, phòng trọ, căn hộ. Và có trường hợp được miễn thuế, hoặc có trường hợp sẽ phải đóng thuế giá trị gia tăng và cả thuế thu nhập cá nhân. Nếu bạn chưa rõ về những quy định tính thuế mới này thì zeklrdek mời bạn đọc bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Mô hình đầu tư cho thuê nhà, phòng trọ an toàn và bền vững
Đầu tư cho thuê nhà, phòng trọ, căn hộ chưng cư. Được xem là mô hình đầu tư an toàn và bền vững, thu hút nhiều cá nhân có tiền nhàn rỗi. Hoặc có khả năng trả nợ tiền vay tốt đầu tư vào lĩnh vực này. Cho thuê nhà trọ là hoạt động kinh doanh không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh. Không cần đăng ký theo quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP. Vì thế, nếu muốn kinh doanh cho thuê nhà, căn hộ. Người dân sẽ phải thực hiện đăng ký kinh doanh đối với ngành nghề cho thuê nhà trọ. Không phụ thuộc vào quy mô và doanh thu bao nhiêu.
Theo quy định của Điều 33 Luật quản lý Thuế 2019. Kể từ khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong thời hạn 10 ngày làm việc. Người kinh doanh phải nộp hồ sơ đăng ký thuế lên cơ quan thuế. Nếu người kê khai không nộp hồ sơ đăng ký thuế sẽ bị xử phạt hành chính. Từ 400.000 đồng cho tới 2.000.000 đồng.
Người cho thuê nhà, phòng trọ, căn hộ phải nộp những loại thuế gì?
Theo quy định tại khoản 25, Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013. Nếu kinh doanh cho thuê nhà ở, phòng trọ có mức doanh thu hàng năm. Từ một trăm triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế. Còn nếu cho thuê nhà trọ. Căn hộ có mức doanh thu từ một trăm triệu đồng trở lên thì sẽ phải chịu thuế.
Cụ thể, các loại thuế phải đóng khi cho thuê nhà, phòng trọ gồm:
Thuế môn bài
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP. Nếu kinh doanh cho thuê nhà trọ, căn hộ có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm. Thì phí môn bài phải nộp là 300.000 đồng/năm. Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm, phí môn bài là 500.000 đồng/năm. Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm thì phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Theo khoản 2 Phần Phụ Lục Bảng danh mục ngành nghề Thông tư 219/2013/TT-BTC thì dịch vụ lưu trú. Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ: tỷ lệ 5%. Vậy thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x 5%
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Theo quy định tại khoản 4 điều 6 Nghị định Số 12/2015/NĐ-CP. Doanh thu tính thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu. Để tính thu nhập chịu thuế xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
Thuế suất đối với thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản là 5%. Như vậy, thuế TNCN phải nộp = Doanh thu x 5%.
Thời gian vừa qua, Cục Thuế Hà Nội và Cục Thuế TP.HCM đều đề xuất Tổng cục Thuế. Siết hoạt động thu thuế đối với các cá nhân cho thuê nhà tại hai địa phương này để tránh trường hợp né thuế. Trốn thuế bằng các phương pháp khác nhau.
Cá nhân cho thuê thì nộp thuế như thế nào?
Mới đây nhất, ngày 1/6/2021, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thu thuế GTGT, thuế TNCN và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, trong đó nêu rõ trường hợp phát sinh doanh thu dịch vụ cho thuê nhà ở. Theo thông tư 40, hoạt động cho thuê tài sản gồm thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng…. nằm trong danh mục tính thuế GTGT 5% và thuế TNCN 5%.
Thông tư 40 quy định, cá nhân cho thuê tài sản không phát sinh doanh thu đủ 12 tháng. Trong năm dương lịch (bao gồm cả trường hợp có nhiều hợp đồng cho thuê). Thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân cho thuê tài sản không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN là doanh thu tính thuế TNCN của một năm dương lịch.
Doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế phát sinh cho thuê tài sản.
Cá nhân có phát sinh hợp đồng cho thuê tài sản trong nhiều năm và đã khai thuế, nộp thuế theo quy định trước đây thì không điều chỉnh lại đối với số thuế đã khai, đã nộp theo các quy định trước ngày hiệu lực Thông tư 40/2021.
Trường hợp có sự thay đổi về nội dung hợp đồng thuê tài sản dẫn đến thay đổi doanh thu tính thuế, kỳ thanh toán, thời hạn thuê thì cá nhân thực hiện khai điều chỉnh, bổ sung theo quy định của Luật Quản lý thuế cho kỳ tính thuế có sự thay đổi. Thông tư số 40 sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2021.
Thu thuế cho thuê căn hộ có mới?
Đề xuất thí điểm thu thuế từ hoạt động cho thuê căn hộ, mặt bằng kinh doanh tại 6 chung cư của Cục thuế TP.HCM vừa qua không phải quy định mới. Đây là động thái nhằm tăng cường công tác quản lý, chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh này.
Bởi hình thức thu thuế từ hoạt động cho thuê tài sản đã được thể hiện trong các văn bản pháp luật về thuế như Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Luật Thuế Giá trị gia tăng (GTGT), Luật Quản lý thuế…
Việc tăng cường quản lý về thuế của cơ quan Nhà nước là điều cần thiết, tuy nhiên không nên “siết” ở một vài lĩnh vực hoặc địa phương nào vì dễ dẫn đến sự không công bằng trong xã hội và tâm lý so sánh giữa người dân.
Do đó, công tác chống thất thu thuế cần được thực hiện đồng bộ và tránh việc tận thu đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, nhất là trong thời kỳ dịch Covid – 19 như hiện nay.
Tin tức liên quan
{Kiến thức} – định kiến quan niệm phong thủy sai lầm 2021
{Hot} – Bố trí giường ngủ đem lại may mắn cho gia đình cực hay
Vị trí phong thủy của gương đặt trong nhà bạn cần phải biết ?