Ứng phó với tình trạng dịch Covid 19 đang diễn biến ngày càng phức tạp. Tp Hồ Chí Minh nói riêng và toàn quốc nói chung đều đang căng mình ứng phó. Hàng loạt chỉ thị đã được ban hành và thực hiện mỗi ngày nhằm khống chế dịch bệnh lây lan. Chiều 26.6, Sở Công thương Tp Hồ Chí Minh đã hỏa tốc yêu cầu các chợ truyền thống cần tuân thủ chống dịch. Trong đó lấy số điện thoại và tên khách mua được xem là phương án phòng ngừa, truy vết bắt buộc. Hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết ‘TP.HCM: Người mua hàng ở chợ phải để lại số điện thoại và tên’.
Sở Công thương yêu cầu tăng cường phòng chống dịch
Chiều 26.6, Sở Công thương TP.HCM có công văn hỏa tốc về vấn đề tăng cường các biện pháp ứng phó khẩn cấp. Trong công tác phòng chống dịch Covid-19 đối với chợ truyền thống. Để đảm bảo hàng hóa lưu thông liên tục. Không bị gián đoạn do xuất hiện ca nhiễm dịch Covid-19 tại một số chợ truyền thống. Nhằm thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM. Tại cuộc họp giao ban Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25.6, Sở Công thương đề nghị UBND thành phố Thủ Đức, các quận, huyện tăng cường các biện pháp. Ứng phó khẩn cấp tại các chợ truyền thống.
Cụ thể, Sở chỉ đạo đơn vị quản lý chợ thực hiện đúng. Hướng dẫn hoạt động kinh doanh với các mặt hàng lương thực; thực phẩm và nhu yếu phẩm, tạm ngưng hoạt động đối với toàn bộ hàng hóa không thiết yếu. Đồng thời, thông báo cụ thể thông tin hàng hóa lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm hoạt động. Và khu vực tổ chức kinh doanh tại chợ để khách hàng, người dân được biết.
Tiểu thương phải lấy tên và số điện thoại khác hàng
Ngoài thực hiện nghiêm quy tắc 5K của Bộ Y tế; Sở Công thương yêu cầu các chợ triển khai tiểu thương. Thực hiện ghi nhật ký bán hàng tại chợ với đầy đủ thông tin: họ tên, số điện thoại liên lạc của khách hàng; thời điểm giao dịch trong ngày… để phục vụ việc truy vết, cách ly khi cần thiết. Ngoài ra, các chợ truyền thống phải được phong tỏa cửa phụ. Lối đi phụ của chợ để phân luồng lối ra – vào. Tập trung nhân lực kiểm soát khu vực chính nhằm đảm bảo việc giám sát thương nhân. Người lao động và khách ra vào chợ thực hiện đủ các biện pháp phòng chống dịch.
Triển khai phương án phân luồng, di chuyển một chiều. Điều tiết lượng khách vào chợ bảo đảm khoảng cách tối thiểu 1,5 mét. Cho người dân khi mua sắm. Với chợ có mật độ mua sắm đông, nguy cơ lây nhiễm cao. Tùy thuộc tình hình thực tế, các đơn vị quản lý chợ cần rà soát tổng thể. Để có phương án điều tiết khu vực kinh doanh phù hợp. Nghiên cứu thực hiện phương án phát phiếu và chợ. Tổ chức cho thương nhân kinh doanh xen kẽ, luân phiên nhằm giảm sự tập trung…
Thực hiện vệ sinh môi trường
Thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn đối với nền nhà, lối đi trong chợ và các khu vực công cộng bằng dung dịch tẩy rửa ít nhất 1 lần/ngày; thực hiện khử khuẩn toàn bộ khu vực chợ ít nhất 2 lần/tuần bằng các dung dịch sát khuẩn theo khuyến cáo của cơ quan y tế. Theo công văn, căn cứ tình hình thực tế, việc đáp ứng các yêu cầu trong công tác phòng, chống dịch COVID – 19 của các chợ trên địa bàn để xem xét, quyết định tạm dừng hoạt động đối với các chợ truyền thống không đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.
Quản lý chặt chẽ, nắm bắt tình hình phòng, chống dịch tại các chợ truyền thống trên địa bàn, yêu cầu đơn vị quản lý chợ báo cáo kịp thời cho các cấp có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp liên quan đến công tác phòng, chống dịch tại chợ.
Tin tức liên quan
Co.opmart đồng loạt giảm giá các sản phẩm phục vụ nhu cầu chống dịch
Tập đoàn Kido bước chân vào thị trường trà sữa
Đắk Nông hỗ trợ Bắc Giang tiêu thụ vải thiều