8 Tháng Chín, 2024

Tin Mới 123

Cập Nhật Tin Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Ẩm Thực | Y Học

Giá rau, củ Đà Lạt tăng cao giữa mùa dịch

Giá rau, củ Đà Lạt tăng cao giữa mùa dịch

Không như thị trường hoa, bị tác động tiêu cực bởi tình hình đại dịch Covid. Rau củ Đà Lạt đang liên tục tăng giá bởi nhu cầu của người dân quá lớn, sản lượng cung cấp không đủ. Hiện tại cải bó xôi, xà lách lô lô, bắp sú tím, xà lách cô rôn, xà lách mỡ…đều đã tăng giá gấp đôi. Theo các chuyên gia, tình trạng tăng giá này vẫn sẽ tiếp tục cho đến cuối năm 2021. Hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết ‘Giá rau, củ Đà Lạt tăng cao giữa mùa dịch’.

Giá rau, củ Đà Lạt biến động giữa mùa dịch Covid-19

Nhiều loại rau, củ tại Đà Lạt giá tăng vọt giữa mùa chống dịch Covid-19. Do nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong khi sản lượng sụt giảm. Trái với thị trường hoa tươi khó tiêu thụ vì ảnh hưởng dịch Covid-19. Ngày 9.6 nhiều mặt hàng rau, củ tại TP.Đà Lạt và các huyện Đơn Dương, Đức Trọng (Lâm Đồng). Giá tăng vọt do nhu cầu tiêu dùng tăng trong khi sản lượng sụt giảm.

Giá rau, củ Đà Lạt biến động giữa mùa dịch Covid-19

Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng. Vào ngày 1.6, tại các chợ đầu mối ở Lâm Đồng và TP.HCM. Và một số cơ sở sản xuất kinh doanh thì lượng tiêu thụ rau, củ. Chỉ bằng khoảng 30% so với trước thời điểm xuất hiện dịch Covid-19 tại TP.HCM. Do đó, giá xuất vườn của một số loại rau, củ giảm mạnh từ 30 – 50%. Đặc biệt là các loại rau ăn lá như xà lách, cải thảo, hành lá… Thế nhưng đến nay giá rau đang tăng mạnh trở lại.

Ông Nguyễn Lam Sơn, Giám đốc Công ty Thảo Nguyên (Đà Lạt) chuyên kinh doanh rau Đà Lạt cho biết. So với hoa tươi bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Thì thị trường rau củ Đà Lạt ổn định hơn. Tuy số lượng đặt hàng có giảm. Nhưng hằng ngày đơn vị này vẫn đều đặn cung cấp cho hệ thống các siêu thị ở TP. HCM; Hà Nội; Bình Dương… Trong vài tuần gần đây nhiều mặt hàng rau ăn lá trở nên khan hiếm. Nên giá tăng như cô rôn; bắp cải; xà lách mỡ; xà lách lô lô; cải thảo…

Tất cả các loại rau đều đồng đồng loạt tăng giá

Bà L.T.L.T (P.7, TP.Đà Lạt), chuyên thu mua rau đóng đi các tỉnh. Cho biết, từ cuối tháng 5.2021 đến nay giá rau củ các loại tăng mạnh. Nguyên nhân do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi. Diện tích rau canh tác ngoài trời bị hư hại nhiều; mặt khác nhiều nông hộ thấy dịch Covid-19 (đợt 4) bùng phát nên hạn chế xuống giống vì lo không bán được.

Tất cả các loại rau đều đồng đồng loạt tăng giá

Cụ thể, giá nhiều loại rau ăn lá đang tăng mạnh. Có loại giá tăng gấp đôi so với cuối tháng 5.2021 như bó xôi 35.000 – 40.000 đồng/kg; xà lách lô lô và cô rôn 15.000 – 20.000 đồng/kg; bắp sú tim tăng lên mức 17.000 – 20.000 đồng/kg; xà lách cô rôn trên 15.000 – 20.000 đồng/kg; xà lách mỡ 30.000đồng/kg, hành tây giá 11.000 – 12.000đồng/kg.

Bà Tou Prong Nai Khoan, Phó phòng Nông nghiệp H.Đơn Dương, thông tin. Việc sản xuất và tiêu thụ rau các loại trong mùa dịch Covid-19 năm nay tại H.Đơn Dương trôi chảy. Không bị ứ đọng như năm trước, giá rau tăng. Cụ thể, cà chua có giá 12.000 – 13.000 đồng/kg, đậu cô ve 17.000 – 18.000 đồng/kg, bí đao 12.000 đồng/kg, bắp sú 4.000 đồng/kg…Được biết, tổng diện tích rau thu hoạch vụ Đông Xuân toàn tỉnh Lâm Đồng đạt khoảng 885.000 tấn rau các loại. Thị trường trọng điểm của rau củ Đà Lạt và các vùng lân cận vẫn là TP.HCM và các tỉnh Đông Nam bộ.

Dự báo giá rau vẫn tăng đến cuối năm 2021

Tuy nhiên do mưa nhiều, diện tích canh tác sụt giảm. Nên dự báo một số loại rau ăn lá tiếp tục khan hiếm, giá tăng trong thời gian tới. Theo ông Nguyễn Đức Cứ, Trưởng Phòng Kinh tế TP.Đà Lạt, sau dịch Covid-19 hệ thống nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống hoạt động trở lại khiến nhu cầu rau xanh tăng cao, nhưng nông dân trồng rau ở Đà Lạt và các vùng phụ cận mới tái cơ cấu lại sản xuất, nên chưa có sản phẩm cung ứng cho thị trường.

Ông Cứ dự báo giá rau Đà Lạt sẽ giữ mức cao cho đến cuối năm 2021, vì nhiều địa phương trong nước đang hạn hán không tự cung ứng được rau, khiến rau Đà Lạt hút hàng. Những tháng cuối năm nhà vườn Đà Lạt và các vùng phụ cận lại dành phần lớn diện tích để canh tác hoa, khiến diện tích trồng rau không tăng, việc khan hiếm rau, củ vẫn có thể xảy ra.